Bị động trước vốn ngoại

Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch  Đầu tư đang dự thảo hàng loạt giải pháp sửa đổi chính sách, quy hoạch, cải thiện cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực..., nhằm phục vụ thu hút FDI. Dự kiến mục tiêu thu hút FDI đặt ra sẽ vừa phải, ưu tiên chất lượng đầu tư chứ không “thổi phồng” như trước

Nhiều tổ chức quốctế nhận xét hết sức tích cực khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI)vào Việt Nam thời “hậu” khủng hoảng kinh tế, song đặt ra rất nhiều đề nghịcải cách. Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng cần điều chỉnhcách tiếp cận FDI phù hợp với thể chế toàn cầu mới.

Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đang dự thảohàng loạt giải pháp sửa đổi chính sách, quy hoạch, cải thiện cơ sở hạ tầng,đào tạo nguồn nhân lực..., nhằm phục vụ thu hút FDI. Dự kiến mục tiêu thuhút FDI đặt ra sẽ vừa phải, ưu tiên chất lượng đầu tư chứ không “thổi phồng”như trước.

Điều chỉnh thủ tục cấp phép

Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Nguyễn Mại cảnh báo, chưacó nghiên cứu nào của cơ quan quản lý về tác động của tình trạng doanhnghiệp 100% vốn nước ngoài đang chiếm tới 77% tổng số dự án FDI, tăng khoảngba lần so với 10 năm trước.

Đây là dấu hiệu không bình thường nên ông đềxuất Chính phủ cần chỉ dẫn những lĩnh vực, ngành nghề khuyến khích liêndoanh song không gây trở ngại đến quá trình hình thành doanh nghiệp dân tộcđủ mạnh. Đồng thời, Chính phủ có chính sách khuyến khích doanh nghiệp dântộc liên doanh hoặc mua bán - sáp nhập với các tập đoàn đa quốc gia nhằm “đitắt - đón đầu” như kinh nghiệm của Malaysia.

Bị động trước vốn ngoại

Ông Matthias Duhn đánh giá chất lượng FDI 2009 chủ yếu dồn vào một số dự án bất động sản du lịch nhằm đầu cơ (Ảnh: Lê Hưng)

Theo ông Mại, Việt Nam thường bị động trước nhà đầu tư, cả về ý tưởng hìnhthành dự án, quy mô vốn, diện tích đất, tiến độ thực hiện… Nhiều “siêu” dựán thép nghiễm nhiên được cấp phép đầu tư tại một số địa phương chưa hề nằmtrong quy hoạch phát triển sản phẩm này. Trong khi đó, chủ trương ưu tiênphát triển dự án FDI công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao chỉ thu được kết quảrất khiêm tốn.

Ông Mại đề nghị Chính phủ cần có giải pháp điều tiết chính sách vĩ mô mới đểchủ động lựa chọn dự án FDI, hình thức đầu tư trong giai đoạn 2011 - 2020.Cục trưởng Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng thông báo, Bộ Kế hoạch- Đầu tưsẽ điều chỉnh lại thủ tục cấp phép đầu tư dự án FDI đang được cho rằng “quáđơn giản”. Điển hình là bổ sung tiêu chí xác định năng lực tài chính của chủđầu tư, “soi” rất kỹ chỉ tiêu xử lý môi trường.

Cải cách thể chế quản lý

“Chúng tôi vô cùng ấn tượng với tình hình chính trị ổn định của Việt Nam, ưuđiểm rất lớn để thu hút FDI hiện nay, nhưng…”, Giám đốc điều hành PhòngThương mại châu Âu tại Việt Nam Matthias Duhn, nhận xét. Ông Matthias Duhnphàn nàn, chi phí, thời gian thành lập doanh nghiệp FDI mất trung bình 6tháng kèm 10.000 USD chi phí thuê luật sư. Ở Singapore chỉ tốn… 14 USD và 6phút.

Ông Hoàng bức xúc: “Nội dung quan trọng nhất trong giấy phép đầu tư là tiếnđộ thực hiện song nhiều địa phương quy định tù mù: “Triển khai dự án: 6tháng kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đầu tư”. Chúng tôi đọc tiếng Việt cũngkhông hiểu nổi”.

Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam  Birmingham lưu ýtrong “hậu” khủng hoảng kinh tế thế giới, Chính phủ cần thu hút đầu tư nướcngoài trên cơ sở hội nhập với chuỗi sản xuất giá trị toàn cầu. IMF đang tậptrung tài trợ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho Việt Nam song chính sách tiền tệ,tài khóa phải ổn định.

Muốn vậy, Chính phủ cần cải cách khung khổ thể chếquản lý kinh tế đang điều chỉnh chậm hơn hoạt động kinh tế. Đặc biệt, ViệtNam cần dứt điểm không “thương tiếc” số dự án hạ tầng công lãng phí và phânbiệt rõ ràng công trình nào đầu tư bằng ngân sách hoặc đối tác công - tư.

Theo Hoàng Hưng
Bị động trước vốn ngoại



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.