Bỏ độc quyền để hướng đến thị trường

Đối với các doanh nghiệp, Nhà nước phải yêu cầu công khai đấu thầu giá mua, giá bán theo đúng quy định pháp luật của hoạt động đấu thầu. Đặc biệt, phải kiểm soát giá mua gốc không bị làm giá, bảo đảm giá trung bình thấp của thế giới, có tính cạnh tranh và không phương hại đến lợi ích của người dân.

Thời gian qua, các chính sách điều hànhgiá xăng dầu đều đặt mục tiêu hướng tới thị trường. Nhưng do những xungđột lợi ích của các bên liên quan, cộng với những tác động khó lường củathị trường xăng dầu thế giới khiến các chính sách đề ra đều chưa đạtđược mục tiêu này.

Đẩy mạnh cạnh tranh

Theo TS Nguyễn Minh Phong,Viện Nghiên cứu kinh tế xã hội Hà Nội, muốn có thị trường xăng dầu,không cách nào khác là phải đẩy mạnh tính cạnh tranh giữa các doanhnghiệp. Trước hết, cần thực hiện càng sớm càng tốt thị trường hóa việccung cấp xăng dầu.

Hiện nay, đã có hơn 10doanh nghiệp cung cấp nhưng vẫn thuộc thành phần kinh tế Nhà nước. Cầncho phép các doanh  nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác có đủ điềukiện được tham gia vào lĩnh vực phân phối này, bao gồm cả thị trường bánbuôn, bán lẻ.

Bỏ độc quyền để hướng đến thị trường
Nếu Petrolimex vẫn giữ khoảng 60% thị phần thì có thêm hàng trăm doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu cũng không có ý nghĩa

Đối với các doanh nghiệp,Nhà nước phải yêu cầu công khai đấu thầu giá mua, giá bán theo đúng quyđịnh pháp luật của hoạt động đấu thầu. Đặc biệt, phải kiểm soát giá muagốc không bị làm giá, bảo đảm giá trung bình thấp của thế giới, có tínhcạnh tranh và không phương hại đến lợi ích của người dân.

Do áp lực của dư luận,các doanh nghiệp đã thực hiện công bố giá cơ sở trên các trang web nhưngcần kiểm tra về tính chính xác của các thông tin này. Ví dụ, có thờiđiểm, các doanh nghiệp liên tục kêu lỗ với mức khác nhau nhưng thông tinnày không có ai kiểm chứng.

Bỏ độc quyền để hướng đến thị trường

Hiện nay, Nhà nước vẫn ấnđịnh mức lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp. Khi thị trường thực sự cócạnh tranh, giá bán lẻ sẽ do doanh nghiệp tự quy định. Đó mới là giá thịtrường thực sự.

Một yếu tố rất quan trọngkhác, cơ quan quản lý phải đưa ra tiêu thức về chất lượng đối với dịchvụ cung cấp xăng dầu theo tiêu chuẩn doanh nghiệp tự công bố. Đó là cungcấp các loại xăng đúng thành phần, đong đếm đủ số lượng. Những hiệntượng gian lận trong bán lẻ xăng dầu gần đây khá phổ biến nhưng không cóbiện pháp giải quyết triệt để, như thế cũng là một hình thức tăng giábán bất hợp lý, không bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng.

Sai lầm lớn: Không CPHPetrolimex

Nhiều chuyên gia kinh tếđều có chung nhận định: Sai lầm lớn của cơ quan quản lý trong cơ chếđiều hành giá xăng dầu là không cổ phần hóa (CPH) Petrolimex, để doanhnghiệp này chiếm lĩnh đến 60% thị phần.

TS Nguyễn Quang A phântích: Muốn có cạnh tranh, không được để một doanh nghiệp độc quyền. NếuPetrolimex vẫn giữ khoảng 60% thị phần, tổng số doanh nghiệp nhập khẩu,kinh doanh xăng dầu có tăng đến số 100 thì cũng không có ý nghĩa.

Nhập nhằng

Về vấn đề an ninh năng lượng quốc gia, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng phải tách nhiệm vụ dự trữ quốc gia khỏi hoạt động kinh doanh của Petrolimex. Hiện nay, doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý đang nhập nhằng giữa hai nhiệm vụ này. Khi doanh nghiệp lỗ thì đổ thừa cho thực hiện nhiệm vụ dự trữ chiến lược an ninh năng lượng, giá đầu vào cao vẫn phải nhập khẩu.

“Không bắt buộc phải xénhỏ các công ty. Vì có một quy tắc, công ty lớn có lợi thế tiết kiệmtheo quy mô, nghĩa là quy mô lớn thì nó lớn hoạt động hiệu quả hơn.

Cho nên không cần đến hơn10 doanh nghiệp tham gia thị trường, chỉ cần tập trung vào khoảng 3 đầumối. Ba doanh nghiệp này độc lập với nhau, không thuộc sự quản lý củamột bộ chủ quản. Mỗi doanh nghiệp nắm khoảng 30%-35% thị phần. Khi đó,Nhà nước có thể sử dụng tối đa các công cụ thị trường để buộc các doanhnghiệp này phải hoạt động có hiệu quả. Lúc đó cũng hạn chế được các biệnpháp can thiệp hành chính” - TS Nguyễn Quang A nói.

Theo các chuyên gia, côngbằng mà nói, vấn đề CPH Petrolimex, giảm phần vốn nắm giữ của Nhà nướctại doanh nghiệp này cũng đã được đặt ra. Tuy nhiên, mục tiêu này chưathực hiện vì nhiều nguyên nhân, trong đó có lý do rất quan trọng là bảođảm an ninh năng lượng quốc gia.

TS Nguyễn Quang A nhậnxét nếu vấn đề này không được nhìn nhận khách quan, vô hình trung sẽbiến doanh nghiệp thành công cụ của cơ quan quản lý, thay vì để doanhnghiệp thực hiện mục đích kinh doanh như lý do nó được sinh ra. Cũng vìnguyên nhân này, việc CPH Petrolimex được xem là quá khó khăn, phức tạpvà chậm tiến độ.

Theo Phương Anh
Người lao động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.