Cá tra, càng nuôi càng mắc nợ

Anh Nguyễn Văn Phú, ở thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, cho biết, giá một kg thức ăn hiện tương đương với giá bán một kg cá thịt trắng thương phẩm là 16.800 đồng. Đó là chưa kể chi phí thuê người nuôi, thuê ao, thuốc… Vì thế, qua 2 vụ nuôi năm 2009, 2 ha ao nuôi cá của gia đình anh Phú đã bị lỗ gần 3 tỷ đồng.

Giá bán cá nguyênliệu dưới giá thành, nhiều hộ nuôi cá tra tại Đồng bằng Sông Cửu Long đãphải treo ao, có nguy cơ bỏ nghề. Nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất khó tiếp cận,khả năng tái sản xuất càng mong manh, nợ ngân hàng càng thêm nặng gánh.

Anh Nguyễn Văn Phú, ở thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú,tỉnh An Giang, cho biết, giá một kg thức ăn hiện tương đương với giá bán mộtkg cá thịt trắng thương phẩm là 16.800 đồng. Đó là chưa kể chi phí thuêngười nuôi, thuê ao, thuốc… Vì thế, qua 2 vụ nuôi năm 2009, 2 ha ao nuôi cácủa gia đình anh Phú đã bị lỗ gần 3 tỷ đồng.

Bán ao trả nợ

“Vốn vay ngân hàng 1,5 tỷ đồng đến nay vẫn không có tiền để trả. Tôi đangrao bán mấy ao cá để lấy tiền trả nợ mà vẫn chưa có ai hỏi mua”, anh Phúbuồn bã. Đó cũng là tình cảnh chung của hàng nghìn hộ nuôi cá tra ở Đồngbằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện nay.

Khoảng 80% số hộ ở làng sản xuất cá tra giống cù lao Phú Thuận, huyện HồngNgự, tỉnh Đồng Tháp cũng muốn bỏ nghề vì lỗ. Ông Võ Hoàng An, chủ một cơ sởsản xuất cá tra bột ở địa phương này, cho biết: “Huyện Hồng Ngự có hơn 70 cơsở sản xuất cá bột và hàng trăm hộ dân ươm nuôi cá tra giống (trên diện tíchgần 560 ha) lâm vào cảnh ế ẩm vì nhiều người nuôi cá tra nguyên liệu treo ao.Nợ ngân hàng, nợ cơ sở bán thức ăn chăn nuôi... đang vây bủa mà không biếtcách nào để trả”.

Cá tra, càng nuôi càng mắc nợ

Tại An Giang, nơi mà nghề nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra được xem là mộtmũi nhọn kinh tế, diện tích nuôi cá tra hiện giảm còn dưới 1.000 ha, chỉbằng 70% so với năm 2009. Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước chinhánh tỉnh, nợ quá hạn cho vay nuôi cá tra của các ngân hàng trên địa bàn đãlên đến  52 tỷ đồng. 155 hộ nuôi cá tra vì thua lỗ, hết vốn đang đứng trướcnguy cơ bỏ nghề.

Ngân hàng, doanh nghiệp “làm khó”

Chưa kịp mừng vì chủ trương hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho nông dân, nhiều hộnuôi cá đã phải “méo mặt” chạy lo thủ tục vay vốn. Anh Nguyễn Văn Phú, ở thịtrấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, cho biết, một trong những điều kiện để đượcvay vốn là người vay phải có hoá đơn đầu vào. Thế nhưng, phần lớn người nuôicá khi mua thức ăn chăn nuôi đều không lấy hoá đơn, chưa kể đến trường hợpnuôi bằng thức ăn tự chế nên bị bị ngân hàng từ chối cho vay vốn.

Theo ông Dương Nghĩa Quốc, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp- Phát triển nôngthôn kiêm Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản tỉnh Đồng Tháp,đến nay, chỉ khoảng 40% số hộ nông dân được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi.Rất nhiều hộ do chưa trả xong nợ cũ nên khó vay vốn mới. Mặt khác, theo quyđịnh của ngân hàng, hộ nào có phương án sản xuất đáp ứng điều kiện của họmới được vay và được hưởng lãi suất ưu đãi.

Ông Quốc nhận định: “Với đa phầnngười nông dân thì đây là điều kiện khá cao, không dễ đáp ứng. Mặt khác, nếuhọ vay tiền ở tổ chức tín dụng này để trả nợ cho tổ chức tín dụng khác thìbị xem là đảo nợ, cũng không được vay vốn ưu đãi”.

Trong khi đó, một số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra lại công bố đãchủ động được 60 - 80% nguyên liệu nên hạn chế mua cá tra nguyên liệu củanông dân.

Ông Lê Chí Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủysản An Giang, nhận định: “Qua khảo sát của chúng tôi, hiện tại có rất ítdoanh nghiệp xây dựng được vùng nuôi riêng. Trong khi, tổng công suất củacác nhà máy chế biến cá tra ở ĐBSCL đến nay đã gấp đôi sản lượng cá nguyênliệu của toàn vùng. Việc công bố thông tin không mua thêm cá tra nguyên liệuthực chất chỉ là cách để giành về mình quyền quyết định giá thu mua cá củanông dân”.

Theo Đặng Ngọc
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.