Các nước đang rút dần “kích thích kinh tế”

Ngoài ra thống kê từ báo cáo cho thấy, năm 2009, có đến 30% các chính sách của một quốc gia thay đổi là có liên quan đến FDI, trong khi tỷ lệ này hồi năm 2000 chỉ là 2%.

Năm 2010 chứng kiến sự phục hồi của FDI với một tỷ trọng khá lớn đầu tư theophương thức mua bán sáp nhập (M&A). Bên cạnh đó, việc rút dần các biện phápkích thích kinh tế sau khủng hoảng đang được đặt ra đối với nhiều nước.

Báo cáo đầu tư thế giới 2010 vừa được công bố cho thấy dòng vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2010 đã tăng trở lại sau khi thoát khỏiđáy vào giữa năm 2009.

Tuy nhiên, theo nhận định của Tiến sỹ Masataka Fujita, Trưởng ban Xuhướng đầu tư của Diễn đàn thương mại và phát triển LHQ (UNCTAD), FDItăng trong thời điểm này cũng chỉ ở mức khiêm tốn và diễn ra không đồngđều giữa các khu vực. Bởi vậy, sự lạc quan này cần phải thận trọng.

Hiện có 2 phương thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, đó là: đầu tư xâydựng mới và đầu tư thông qua M&A. Nếu như trước đây M&A chỉ thấy ở cácquốc gia phát triển thì hiện hình thức này đã có mặt ở nhiều quốc giađang phát triển, đặc biệt ở khu vực châu Á.

Các nước đang rút dần “kích thích kinh tế”
FDI 5 tháng đầu năm 2010 mới tăng ở mức khá khiêm tốn (Ảnh minh họa)

Báo cáo cũng chỉ ra có đến 5 trong top 10 quốc gia tiếp nhận FDI lớnnhất trên thế giới cũng chính là những quốc gia đứng đầu với tư cách lànhà đầu tư, đó là: Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Hồng Kông, Nga. Bảng xếp hạngcòn chỉ ra sự có mặt của các nước đang phát triển không chỉ với tư cáchlà nước tiếp nhận mà còn là những nhà đầu tư đó là: Trung Quốc, HồngKông, Nga.

Ngoài ra thống kê từ báo cáo cho thấy, năm 2009, có đến 30% các chínhsách của một quốc gia thay đổi là có liên quan đến FDI, trong khi tỷ lệnày hồi năm 2000 chỉ là 2%.

Các nước đang rút dần “kích thích kinh tế”

Tuy nhiên bên cạnh những chính sách đẩy mạnh phát triển tự do hóa và xúctiến đầu tư thì vẫn có những chính sách nhằm hạn chế hoạt động của FDI.Với xu hướng chính sách đầu tư “tái cân bằng”, các nước đang cố gắng hàihòa về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các nước nhận đầu tư và nhà đầu tư.

Theo Tiến sỹ Fujita, cuộc khủng hoảng toàn cầu vừa qua đã khiến nhiềuquốc gia thực hiện kích cầu hay gói kích thích kinh tế. Và điều này chắcchắn tác động đến việc đầu tư, trong đó có FDI. Sau khi nền kinh tế củacác quốc gia dần phục hồi, chính phủ các nước không thể tiếp tục nhữngchính sách hỗ trợ.

“Tôi biết, nhiều nước đang thảo luận về chiến lược thoái lui, rút dầncác biện pháp kích thích kinh tế nói trên nhưng việc thực hiện nó nhưthế nào mới là vấn đề” - Tiến sỹ Fujita nói.

Năm 2009, dòng vốn FDI toàn thế giới đạt 1.200 tỷ USD. Dự báo, con số này trong năm 2010 sẽ đạt trên 1.200 tỷ USD; năm 2011 từ 1.300 - 1.500 tỷ USD và có thể đạt tới 1.600 - 2.000 tỷ USD vào năm 2012 - đây là giá trị đạt đến độ trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua.

Năm 2010, chủ đề về đầu tư được xác định là: “Đầu tư vào một nền kinh tếít phát thải các-bon”. Đây được coi là một vấn đề rất có ý nghĩa vớiViệt Nam bởi tình trạng về rò rỉ các-bon đã và đang diễn ra trên toàncầu theo xu hướng dịch chuyển từ nơi quản lý chặt sang nơi quản lý lỏng.

“Với một quốc gia phát triển như Việt Nam, chúng ta không thể chống chọiđược với biến đổi khí hậu nếu không có sự hỗ trợ về vốn và công nghệsạch. Và nếu biết tận từ FDI, chúng ta sẽ tối đa hóa được lợi ích và tốithiểu các chi phí phát sinh trong việc giảm thiểu phát thải các-bon” -Tiến sỹ Fujita nói.

Theo Lan Hương
Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.