Canh chừng “bão” cuối năm

Theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), kể từ ngày 1882010, tỷ giá bình quân liên ngân hàng là 18.932 VNDUSD, thay cho mức 18.544 VNDUSD trước đó. Với biên độ tỷ giá vẫn giữ nguyên mức +3%, giá trần giao dịch tại các ngân hàng sẽ không được vượt quá 19.500 VNDUSD. Đây đã là lần điều chỉnh tỷ giá thứ hai của NHNN kể từ tháng 2 năm nay

Việc nâng tỷ giágiao dịch bình quân liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước giống như phátsúng lệnh cho một cuộc đua mà ai cũng biết sẽ diễn ra.

Theo quyết định của Ngân hàng Nhànước (NHNN), kể từ ngày 18/8/2010, tỷ giá bình quân liên ngân hàng là 18.932 VND/USD,thay cho mức 18.544 VND/USD trước đó. Với biên độ tỷ giá vẫn giữ nguyên mức+/-3%, giá trần giao dịch tại các ngân hàng sẽ không được vượt quá 19.500 VND/USD.Đây đã là lần điều chỉnh tỷ giá thứ hai của NHNN kể từ tháng 2 năm nay. Vấn đềlà ở chỗ lần điều chỉnh này khá “mạnh tay”, lên đến gần 2%.

Té nước theo mưa

Nhìn chung, quyết định của NHNN khônggây bất ngờ đối với giới “thạo nghề”, vì thực tế giá USD trên thị trường tự dođã tăng và có dấu hiệu căng thẳng hơn một tháng nay.

Theo ông Vũ Đình Ánh, ViệnNghiên cứu Thị trường Giá cả, việc điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng“sẽ tạo ra nhiều chủ động cho việc điều hành tỷ giá cuối năm - thời điểm thôngthường hay căng thẳng về tỷ giá; khiến cho khoảng cách giữa tỷ giá trong hệthống ngân hàng và tỷ giá trên thị trường tự do rút ngắn lại”. Huy động USD tạicác ngân hàng cũng vì thế mà hấp dẫn hơn. Khi đầu vào tốt, ngân hàng sẽ có nguồncung để bán ra ngoài, giải quyết các nhu cầu về ngoại tệ của cá nhân cũng nhưdoanh nghiệp…

Thế nhưng khi nhận được thông tintheo kiểu “mở mắt là thấy giá tăng”, thị trường càng bị xáo trộn mạnh. Giá USDtrong ngân hàng cũng theo đà của thị trường tự do, đua nhau tăng nhanh. Sángngày 18/8, ngày đầu tiên áp dụng tỷ giá liên ngân hàng mới, Eximbank đã niêm yếtgiá 19.295 VND/USD (mua tiền mặt); 19.305 VND/USD (mua chuyển khoản) và bán ra ởmức 19.310 VND/USD.

Hay như Vietcombank, vốn được lấy làm mốc chuẩn khi thịtrường có biến động, cũng niêm yết mua USD ở mức 19.245 đồng và bán ra 19.310VND/USD, tăng tương ứng 147 VND/USD và 210 VND/USD so với giá ngày hôm trước.Đến cuối ngày 18/8, không ít NHTM đã “bình tĩnh“ trở lại bằng việc giảm giá niêmyết USD/VND. Nhưng hành động từ đầu ngày của họ đã giúp những người kinh doanhtrên thị trường tự do có cơ hội “gặt hái”, dù tổng giá trị giao dịch không thểlớn bằng ngân hàng.

Canh chừng “bão” cuối năm
Nhu cầu vay ngoại tệ của doanh nghiệp đang có xu hướng giảm do lãi suất cho vay ngoại tệ tăng

“Bão” cuối năm?

Theo nhận định của các chuyên gia, tỷgiá sau khi điều chỉnh vẫn nằm trong giới hạn chấp nhận được. Tính cả hai đợttăng tỷ giá từ đầu năm 2010, đến nay USD đã tăng 5,46% so với VND, trong khingưỡng an toàn là 6% (là mức chênh lệch giữa lãi suất huy động USD và VND).

Tuynhiên, ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG)lại đưa ra nhiều dẫn chứng cho thấy, nhiều khả năng trong quý IV/2010, diễn biếntỷ giá USD sẽ khá phức tạp bởi tình hình cung - cầu ngoại tệ sẽ có một số thayđổi nhất định.

Một là, nhập siêu trong 7 tháng đầunăm ở mức 7,355 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với mức 3,888 tỷ USD của 7 tháng đầunăm 2009; và vẫn đang trong xu hướng tiếp tục tăng ở các tháng cuối năm do nhucầu nhập máy móc, nguyên liệu, thiết bị tăng khi nền kinh tế phục hồi. Hai là,nhu cầu vay ngoại tệ của doanh nghiệp đang có xu hướng giảm do lãi suất VND giảmnhẹ trong khi lãi suất ngoại tệ tăng lên.

Mặt khác, các NHTM đang hạn chế dầncho vay ngoại tệ do lo ngại biến động tỷ giá hối đoái. Vì vậy, nguồn cung ngoạitệ có xu hướng giảm. Ba là, việc các doanh nghiệp có chiều hướng gom USD để trảnợ cũng đẩy tỷ giá tăng lên do đây là thời điểm mà các hợp đồng vay ngoại tệ đáohạn (đối với các hợp đồng có kỳ hạn từ 3 tháng trở xuống) và chuẩn bị đáo hạnđối với các hợp đồng trên 3 tháng.

Chỉ tính riêng trong tháng 4/2010, tăngtrưởng tín dụng ngoại tệ của hệ thống các tổ chức tín dụng đạt 28.000 tỷ đồng,trong đó cho vay xuất khẩu là 22.000 tỷ đồng với các kỳ hạn từ 3 đến 6 tháng,qua đó có thể thấy lượng ngoại tệ mà các doanh nghiệp cần có để trả nợ không nhỏ.Bốn là, tâm lý cũng là một yếu tố quan trọng trong thời gian tới khi người dâncho rằng các doanh nghiệp sẽ cần mua gom ngoại tệ để trả nợ, và đó sẽ là độnglực thúc đẩy người dân và doanh nghiệp găm giữ ngoại tệ chờ giá lên.

Canh chừng “bão” cuối năm

Và xét trênkhía cạnh chênh lệch lạm phát của Mỹ và Việt Nam, VND vẫn trong quỹ đạo mất giáso với đồng USD. Cụ thể, theo tính toán của UBGSTCQG thông qua tỷ giá thực songphương (RER), lấy năm gốc là năm 2000, VND đang được định giá cao hơn 13,2% sovới giá trị. Như vậy, đến thời điểm này sức ép tăng tỷ giá như trong năm 2009 đãgiảm nhẹ nhưng vẫn còn tồn tại.

Bên cạnh đó, báo cáo xếp hạng củaFitch vừa được công bố cũng hạ định mức tín nhiệm của Việt Nam từ BB- xuống B+,trong đó uy tín nợ dài hạn được đánh giá tụt hạng mạnh nhất. Đây cũng có thể làyếu tố tác động nhất định đến thị trường ngoại hối trong thời gian tới.

Ông Nghĩa cũng cho rằng, tỷ lệ nợcông trên GDP đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây, từ 33,8% năm2007 lên 44,6% năm 2010 theo dự báo, trong đó nợ nước ngoài chiếm trên 60% tổngnợ công. Đáng chú ý là thâm hụt ngân sách được tài trợ chủ yếu bằng vay nướcngoài, vì vậy rủi ro tỷ giá hối đoái ngày càng lớn, nhất là khi tỷ lệ lạm phát ởViệt Nam rất cao so với quốc tế.

Theo Ngân Hà
Doanh nhân


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.