Ngân hàng "khan" USD

Trong thời điểm giá USD “nhạy cảm”, nhiều ngân hàng thương mại đã tăng lãi suất huy động USD ở cả kỳ hạn ngắn và dài hạn từ 208. Đua lãi suất huy động Ngân hàng thương mại CP Á Châu (ACB) tăng lãi suất huy động USD ở các kỳ hạn 1 9 tháng 0,15% 0,2% một năm, dao động 3,65% 4,45 % một năm

Để “tích” đượcnguồn ngoại tệ mong muốn, nhiều ngân hàng điều chỉnh lãi suất huy động USDchạm "trần". Thực tế này khiến chênh lệch lãi suất giữa USD và VND trở nênđáng ngại.

Trong thời điểm giá USD “nhạy cảm”, nhiều ngân hàngthương mại đã tăng lãi suất huy động USD ở cả kỳ hạn ngắn và dài hạn từ20/8.

Đua lãi suất huy động

Ngân hàng thương mại CP Á Châu (ACB) tăng lãi suất huy động USD ở các kỳ hạn1- 9 tháng 0,15% - 0,2% một năm, dao động 3,65% - 4,45 % một năm. Ngân hàngthương mại CP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) điều chỉnh tăng lãi suấthuy động USD ở nhiều kỳ hạn, từ 1 tháng đến 12 tháng, và mức huy động caonhất lên đến 4,45% một năm.

Trước đó, Ngân hàng thương mại CP Đông Nam Á (SeABank) cũng đã điều chỉnhlãi suất huy động USD ở mức rất cao, kỳ hạn một tháng có lãi suất 4,2%, 6tháng lên 5,1%. Một số ngân hàng khác như An Bình (ABBank), Ngân hàng Pháttriển nhà TP HCM (HDBank)… cũng “chạy trước” để huy động USD với lãi suấtcao, hấp dẫn.

Không chỉ tăng lãi suất, các ngân hàng còn “đua” cả vềdịch vụ với khách hàng. ACB thưởng thêm 0,1% (kỳ hạn 36 tháng) cho kháchhàng gửi USD theo hình thức thả nổi từ 22/9. Còn khách hàng gửi USD củaEximbank có thể nhận thêm lãi suất thưởng bậc thang, nếu giữ đúng hạn. Vàmức thưởng bậc thang này (tính theo số dư) có thể lên đến 2% một năm.  

Ngân hàng "khan" USD
Áp lực căng thẳng cung cầu ngoại tệ sẽ tạo sức ép cho tỷ giá (Ảnh: TNLinh)

Từ tháng 9, các khoản vay USD đầu năm của các doanh nghiệp sẽ dồn dập “đáohạn”. Trong khi lượng USD huy động ở mức thấp, là nguyên nhân khiến các ngânhàng tăng lãi suất USD. Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng Giám đốc ACB, thừanhận: “Lý do khiến chúng tôi tăng lãi suất huy động USD vì tình hình huyđộng USD đang không thuận lợi, khách gửi USD ít”. ACB cho biết, nhu cầu vayUSD không diễn biến bất thường nhưng với hiện tại, nếu không bổ sung lượngUSD huy động thì khó đáp ứng.

Sức ép lên tỷ giá

Ông Vũ Viết Ngoạn, Phó Chủ Nhiệm Ủy ban kinh tế QH, cho rằng, với lãi suấtgiữa VND và USD tại thời điểm các ngân hàng chưa tăng lãi suất huy động USDthì VND đang có lợi. Nếu giữ mức chênh lệch đó sẽ kích thích nhu cầu tíndụng tiền đồng nhiều hơn.

Ngân hàng "khan" USD

Chuyên gia kinh tế Lê Thẩm Dương, ĐH Ngân hàng TP HCM phân tích, hiện chovay tín dụng VND trung bình ở mức 13,7% một năm và lãi suất huy động VND ởmức cao nhất là 11%. Lãi suất huy động USD cao nhất hiện tại là 4,45% mộtnăm, trừ đi tiền “trượt giá” của USD thì lãi suất huy động USD và VND chênhlệch không nhiều.

Tuy nhiên, ông Dương e rằng, từ nay đến cuối năm, với áplực căng thẳng cung cầu ngoại tệ, sẽ tạo nên sức ép cho tỷ giá. “Khi cáckhoản vay của doanh nghiệp đáo hạn và nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ giatăng, dễ dẫn đến căng thẳng USD. Hiện tượng này rất dễ làm lệch cán cân giữagiá USD trong và ngoài ngân hàng. Nếu tình hình đó diễn ra, lượng cầu lớn,cung ít, thì tỉ giá khó giữ được mức ổn định như hiện tại”, tiến sĩ Dươngnói.

Giá USD trên thị trường tự do ngày 23/8 có sự điều chỉnh đi xuống, ở mức 19.490 - 19.510 đồng một USD, thấp hơn trước đó khoảng 20 đồng. Trong hệ thống ngân hàng thương mại, giá USD mua - bán vẫn giữ nguyên, từ 19.465 - 19.480 đồng một USD.

Theo Mỹ Dung
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.