Tỷ giá USD/VND tăng bất thường?

Mới diễn ra trong những ngày qua, chưa thể khẳng định về một đợt biến động dài hạn, nhất là khi vẫn có rào cản về biên độ và tỷ giá bình quân liên ngân hàng được “neo” suốt từ ngày 1122010, nhưng phía sau những diễn biến mới đó có những chuyển động đáng chú ý. Cung dồi dào, tỷ giá bất ngờ tăng Diễn biến của tỷ giá những ngày qua được cho là bất thường

3 ngày liên tiếp, nhiều ngânhàng thương mại yết giá USD bán ra kịch trần biên độ cho phép. Đây là diễn biếnbất thường sau khi tỷ giá đã có sự ổn định trong gần ba tháng qua. Cầu ngoại tệcó dấu hiệu tăng lên, cộng hưởng với yếu tố tâm lý là nguyên nhân chính.

Mới diễn ra trong những ngày qua, chưa thể khẳng định về một đợt biến động dàihạn, nhất là khi vẫn có rào cản về biên độ và tỷ giá bình quân liên ngân hàngđược “neo” suốt từ ngày 11/2/2010, nhưng phía sau những diễn biến mới đó cónhững chuyển động đáng chú ý.

Cung dồi dào, tỷ giá bất ngờtăng

Diễn biến của tỷ giá những ngày qua được cho là bất thường. Sự bất thường đượcđặt trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra những thông tin thuận lợi đốivới thị trường ngoại hối. Và diễn biến tăng mạnh “qua một đêm” tới 80 VND cũngít thấy kể từ đầu năm.

Cụ thể, ngày 29/6, một loạt ngân hàng thương mại cùng nâng giá USD bán ra từ19.020 VND trước đó lên 19.100 VND, kịch trần biên độ 3% theo quy định hiện hànhtheo tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Chênh lệch giữa giá mua vào - bán ra củacác ngân hàng cũng rút ngắn còn khoảng 50 VND, thay vì chênh trên dưới 100 VNDcó từ suốt từ đầu tháng 4/2010. Sự rút ngắn đó cũng một phần phản ánh cầu ngoạitệ của chính các ngân hàng thương mại.

Như vậy, sau “sự kiện ngày 7/4”, khi tỷ giá USD/VND lần đầu tiên sau những nămgần đây bất ngờ giảm mạnh và duy trì ổn định tương đối cho đến ngày 28/6 vừaqua, đây là đợt biến động mạnh nhất của tỷ giá theo hướng tăng trở lại. 

Tỷ giá USD/VND tăng bất thường?
Diễn biến của tỷ giá những ngày qua được cho là bất thường (Ảnh: Reuters)

Trong khi đó, tỷ giá bình quân liên ngân hàng vẫn được cố định ở mức 18.544 VND,có từ quyết định tăng trực tiếp 3% của Ngân hàng Nhà nước vào ngày 11/2/2010 chođến nay.

Phản ứng đầu tiên của các dòng thông tin bình luận những ngày qua cho rằng tỷgiá đang phản ứng với thực trạng nhập siêu có dấu hiệu gia tăng. Ước tính nhậpsiêu trong 6 tháng đầu năm có thể lên tới 6,7 tỷ USD, chiếm 20,9% tổng kim ngạchxuất khẩu, cao hơn mục tiêu Chính phủ đề ra là 20%. Thế nhưng, thông tin mớinhất từ lãnh đạo chức năng của Ngân hàng Nhà nước lại là những thông điệp lạcquan.

Trả lời báo chí cuối tuần qua, ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoạihối (Ngân hàng Nhà nước) nhấn mạnh rằng: “Thanh khoản của hoạt động mua bánngoại tệ từ tháng 3 đến nay không còn là mối lo ngại của các ngân hàng thươngmại và doanh nghiệp. Thị trường ngoại tệ đang trong trạng thái dư cung và cácngân hàng thương mại đã tăng cường bán ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước.

Đối vớithanh khoản của hoạt động huy động và cho vay bằng ngoại tệ, chỉ tính riêngngoại tệ dư thừa đã được các ngân hàng thương mại thực hiện giao dịch hoán đổivới Ngân hàng Nhà nước là khoảng 600 triệu USD, đã có thể thấy nguồn ngoại tệ“nhàn rỗi” của các ngân hàng thương mại tương đối dồi dào”.

Thêm vào đó, ngày 28/6, website nhà điều hành chính sách tỷ giá cũng phát đithông điệp rằng: Sự gia tăng của kiều hối và FII vào Việt Nam trong 6 tháng đầunăm 2010 đã góp phần cải thiện đáng kể nguồn cung ngoại tệ trên thị trường. 

Cụ thể, dự kiến trong 6 tháng đầu năm 2010, lượng kiều hối chuyển về nước đạtkhoảng 3,6 tỷ USD; và tính đến nay, lượng ngoại tệ của các nhà đầu tư nước ngoàichuyển vào ròng đạt khoảng 350 triệu USD.

3 yếu tố cộng hưởng

Tỷ giá USD/VND tăng bất thường?

Loại trừ yếu tố cung mà Ngân hàng Nhà nước đã khẳng định, ở đợt biến động này cóthể xét đến một số yếu tố sau.

Thứ nhất, trong thời gian gần đây và xu hướng đang thể hiện, lãi suất USD tănglên, lãi suất VND dự kiến sẽ giảm dần. Diễn biến này củng cố thêm tâm lý củanhững người lựa chọn nắm giữ USD. Tâm lý - một yếu tố khó đong đếm nhưng từngthể hiện ảnh hưởng lớn ở những đợt biến động mạnh trong quá khứ.

Thứ hai, từ trung tuần tháng 6, Ngân hàng Nhà nước đưa ra yêu cầu các tổ chứctín dụng kiểm soát chặt tín dụng ngoại tệ (sau khi đã tăng đột biến 5 tháng đầunăm), hạn chế cấp ngoại tệ dùng để nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu mà trongnước đã sản xuất được. 

Từ đây, một phản ứng không thể loại trừ là những nhà nhập khẩu thuộc diện bị hạnchế sẽ lựa chọn giải pháp mua đứt ngoại tệ để tránh khó khăn khi tiếp cận vốntrong tương lai theo chủ trương “siết” của Ngân hàng Nhà nước. Cầu theo đó tănglên.

Thứ ba, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ đột biến từ đầu năm và nay là thời điểmnhiều khoản vay dần đáo hạn. Nhu cầu mua ngoại tệ để trả nợ là một thực tế bắtđầu “nóng” thời điểm này và dự báo sẽ gia tăng trong những tháng cuối năm, chủyếu tập trung ở các nhà nhập khẩu. Với tín dụng ngoại tệ, có đặc thù của rủi rotỷ giá nên các khoản vay chủ yếu là ngắn hạn.

Những yếu tố trên đang cộng hưởng, tạo sự gia tăng của sức cầu và phản ánh ởchuyển động của tỷ giá. Nhưng, định hướng của nhà điều hành vẫn là nỗ lực duytrì một sự ổn định tương đối. 

Hiện nguồn cung được khẳng định là “dồi dào”; tăng trưởng tín dụng ngoại tệtháng 6 đã xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm; những biện pháp kìm cung ngoại tệcho nhập khẩu cũng sẽ góp phần kiềm chế nhập siêu… Theo đó, trước mắt, biến độngcủa tỷ giá USD/VND những ngày qua sẽ khó tiếp tục quá đà.

Theo Nguyễn Hoài -Minh Đức
VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.