Hậu sàn vàng, nhà đầu tư gánh nợ khổng lồ

Mặc dù chưa có con số chính thức, nhưng số vàng mà các ngân hàng kiện đòi các nhà đầu tư có thể lên đến cả chục ngàn lượng vàng. Đáo tụng đình Từ năm 2008 đến nay, gia đình bà Phùng Thị Bạch Lý Nhân, ngụ tại đường Nguyễn Du, quận Gò Vấp luôn phải sống trong cảnh vô gia cư, trốn chui trốn nhủi do nợ lút đầu bởi trót ôm ấp “giấc mộng vàng” quá lớn.

Câu chuyện sànvàng tưởng lắng dịu sau lệnh đóng cửa của Thủ tướng Chính phủ từ ngày 30/3,nhưng lại "nóng" sau khi một số ngân hàng như Eximbank, ACB… phát đơn khởikiện nhà đầu tư sàn vàng.

Mặc dù chưa có con số chính thức, nhưng số vàng mà các ngân hàng kiện đòicác nhà đầu tư có thể lên đến cả chục ngàn lượng vàng.

Đáo tụng đình

Từ năm 2008 đến nay, gia đình bà Phùng Thị Bạch Lý Nhân, ngụ tại đườngNguyễn Du, quận Gò Vấp luôn phải sống trong cảnh vô gia cư, trốn chui trốnnhủi do nợ lút đầu bởi trót ôm ấp “giấc mộng vàng” quá lớn.

Năm 2007, bàtham gia sàn vàng do các ngân hàng Sacombank, Eximbank tổ chức. Để có tiềnchơi, bà vay mượn khắp nơi. Hàng tỷ đồng của bà không bao lâu đã hết sạch.Không những thế, ngoài số tài sản đảm bảo đã bị ngân hàng trừ nợ, bà còn bịngân hàng ghi nợ đến hơn 780 lượng vàng SJC và gần 6,5 tỷ đồng (cả gốc lẫnlãi). Tình hình càng căng thẳng khi ngân hàng Eximbank vừa phát đơn khởikiện, yêu cầu bà Nhân thanh toán số tiền, vàng nói trên.

Cùng hoàn cảnh với bà Nhân, ông Trương Văn Tấn, ngụ tại ấp Xuân Thới Sơn,thị trấn Hóc Môn bị Eximbank đòi nợ hơn 610 lượng vàng. Ngoài ra, nhiềukhách hàng (thực chất là nhà đầu tư vàng) khác đang nằm trong danh sách connợ của Eximbank từ vài chục đến vài trăm lượng vàng.

Hậu sàn vàng, nhà đầu tư gánh nợ khổng lồ

Cụ thể, bà Trương Thị Băng Châu (vợ ông Tấn) nợ hơn 220lượng; bà Nguyễn Thị Ngọc Lan nợ 471 lượng, Hồ Thị Thu Hà nợ 6,3 tỷ đồng,Nguyễn Hoàng Phương Hiển nợ 5,2 tỷ đồng, Phùng Thị Lệ Ngọc nợ trên 2,5 tỷđồng… Những người này đã bị khởi kiện ra tòa. Mới đây, tòa đã mời các bênlên hòa giải, nhưng không thành vì phía ngân hàng muốn thu hồi nợ, còn connợ thì không đồng ý trả. 

“Trả đến đời nào mới hết?”

Trao đổi với chúng tôi, các bị đơn cho biết, trong hợp đồng tíndụng vàng tại Eximbank có giao kết: khi giá vàng biến động khiến cho số nợvay và lãi đạt đến 95% giá trị tài sản bảo đảm (hoặc 98%, tùy từng hợp đồng),ngân hàng sẽ xử lý tài sản bảo để thu hồi nợ vay và lãi. Sau khi cắt, kháchhàng còn lại 5% (hoặc 2%) số tiền trong tài khoản bảo đảm.

Lý giải về những khoản nợ này, các bị đơn cho biết họ vay tín dụng vàng tạicác ngân hàng ngoài việc bị trừ hết khoản tiền bảo đảm, còn bị tính thêm mộtkhoản nợ từ vài tỷ đến 1 - 2 chục tỷ. Khi giá vàng biến động tăng dẫn đến nợvà lãi vượt 95%, ngân hàng không xử lý tài sản bảo đảm (là sổ tiết kiệm), màđể cho giá biến động quá lâu, đến lúc tỷ lệ này lên đến trên 100% (có hợpđồng bị lên đến 120% - 130%).

Hậu sàn vàng, nhà đầu tư gánh nợ khổng lồ

Ở trường hợp của bà Nhân vay ba hợp đồng, mức xử lý là 95%. Tổng số tiềntrong ba sổ tiết kiệm là: 58,14 tỷ. Theo quy định, nếu chạm ngưỡng 95% màngân hàng xử lý tài sản bảo đảm thì bà còn dư lại 2,907 tỷ đồng. Theo bàNhân, do ngân hàng không xử lý hợp đồng mà để cho giá biến động quá xa, vượtsố tiền trong sổ tiết kiệm nên mới tạo ra khoản nợ âm khổng lồ nói trên. Cáctrường hợp khác cũng rơi vào tình huống tương tự.

Trong những vụ kiện này, chưa thể nói “ai thắng ai thua”, “ai đúng ai sai”vì kết quả cuối cùng phải chờ phán quyết của tòa. Tuy nhiên, qua đây chothấy một điều những hệ lụy mà các sàn giao dịch vàng mở ồ ạt, không phéptrong thời gian dài không được kiểm soát để lại là quá lớn. Một nhà đầu tưsàn vàng đã thốt lên: “Với khoản nợ mà các ngân hàng kiện đòi, không biếtđến đời cháu, đời chắc tụi này có trả hết không”.

Theo luật sư Phan Quốc Bình (Đoàn Luật sư Hà Nội), hoạt động kinh doanh vàng vật chất khác hoàn toàn với kinh doanh vàng ảo. Việc kinh doanh vàng ảo chưa được thống đốc ngân hàng cho phép nên các giao dịch liên quan coi như không giá trị. Tài sản tham gia vào giao dịch cần được trả lại đầy đủ cho mỗi bên. Luật sư Bình cũng phân tích, có trường hợp ngân hàng “hợp thức hóa” số tài sản đảm bảo của ngân hàng bằng các giao dịch giả tạo (nhờ một tiệm vàng chứng minh là nhà đầu tư đã nhận vàng của ngân hàng và đem bán cho tiệm vàng để lấy tiền bỏ vào ngân hàng làm tài sản đảm bảo). Trong trường hợp này, ngân hàng phải chứng minh được các chứng từ như giấy phép, hóa đơn nhập vào của khối lượng vàng đã được giao dịch với các nhà đầu tư. Nếu không chứng minh được, ngân hàng sẽ bị “thiệt đơn thiệt kép”.

Theo Hải Đường
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.