Hiệp hội không phải là công cụ để ép giá

Theo kiến nghị của VEA, ngoài giá điện có hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng nghèo, khó khăn, giá điện sẽ tính theo giá thị trường là 8 centkWh, tương đương 1.500 đồng, tăng gần 50% so với mức giá hiện nay.

Sau khi chúng tôi đăng kiến nghị của Hiệp hội Năng lượng VN (VEA) về xóa bỏ giáđiện bậc thang và áp dụng 2 loại giá điện, BBT đã nhận được phản hồi củanhiều độc giả xung quanh vấn đề này. Chúng tôi xin trích đăng bài của TSNguyễn Minh Phong, Viện kinh tế - xã hội Hà Nội.

Theo kiến nghị của VEA, ngoài giáđiện có hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng nghèo, khó khăn, giá điện sẽ tínhtheo giá thị trường là 8 cent/kWh, tương đương 1.500 đồng, tăng gần 50% so vớimức giá hiện nay.

Có thể thấy rằng, các ý kiến chủ đạomà VEA nêu lên là kết quả của cuộc hội thảo-hiệp thương giữa chủ yếu là lãnh đạocác tập đoàn, tổng công ty lớn như Dầu khí, Điện lực, Công nghiệp Than và Khoángsản- những đại gia cùng đẳng cấp đang độc quyền ngành năng lượng ở VN. Nhữngkiến nghị này có nhiều dấu hiệu “liên minh”, cả về hình thức và nội dung củachúng, thể hiện đậm nét ở 3 điểm sau:

Thứ nhất, về cách thức kiến nghị, đâylà lần đầu tiên Hiệp hội Năng lượng ra kiến nghị tập thể, kiểu “chúng khẩu đồngtừ”, anh ủng hộ tôi, tôi sẽ ủng hộ anh. Nghĩa là, sau khi rút kinh nghiệm thựctế trong nước và quốc tế, lần đầu tiên một  hiệp hội ngành nghề, đặc biệt cótính chất nhà nước cao, đã hoạt động như một công cụ gây sức ép tập thể lên BanBí thư và Chính phủ đòi tăng giá điện, sau khi cảm thấy kiến nghị riêng lẻ ởtừng cơ quan hội viên không mấy có trọng lượng.

Thứ hai, về quan điểm chỉ đạo, đểtăng sức ép đến Đảng, Nhà nước và người tiêu dùng, Hiệp hội các nhà năng lượngđộc quyền này trương cao 2 tiền đề cơ bản do họ độc quyền tự khẳng định là“Không có giá thị trường thì không có nhà đầu tư và không có vốn đầu tư nhờ tănggiá điện thì sẽ không bao giờ VN đủ điện”.

Nói cách khác, theo họ, để có giá thịtrường về điện chỉ cần tăng giá điện theo giá thị trường quốc tế, bất chấp chưavà không cần có cơ chế cạnh tranh thị trường trên thị trường năng lượng nóichung và từng thị trường dạng năng lượng nói riêng ở VN; còn để có vốn đầu tưvào ngành điện chỉ có cách cách duy nhất là  tăng giá điện thật cao để dôi rakhoản vốn khổng lồ hàng tỷ USD cho họ trực tiếp là chủ đầu tư triển khai các dựán điện, mà không cần huy động vốn ngoài xa hội làm gì cho phức tạp và “mất lộc”...!

Hiệp hội không phải là công cụ để ép giá
Thiếu cơ chế khuyến khích và quản lý đầu tư hiệu quả là một trong những những nguyên nhân của tình trạng thiếu điện

Theo ước tính sơ bộ của Viện Nănglượng VN, với sản lượng của ngành điện hiện nay, chỉ cần tăng 1 đồng, ngành điệnsẽ thu thêm được tới 100 tỷ đồng/năm chứ không ít. Giá điện tăng 500 đồng, túcchỉ vài “xen” theo cách gọi khéo, thì ngành điện định thu thêm “sau 1 đêm ngủdậy” mà không cần làm gì  tới 50.000 tỷ đồng/năm, tức xấp xỉ 2,5 tỷ USD, nghĩalà tha hồ vốn cho EVN trực tiếp làm chủ đầu tư, khỏi cần tính toán đau đầu...!

Thứ ba, về nội dung kiến nghị, saotrước khi hội thảo-hiệp thương tăng giá điện, họ không chủ động và tích cực tổchức những hội thảo khoa học tầm cỡ về các chủ đề họ phải làm gì và thực tế đãlàm hay chưa để cải thiện cả số lượng và chất lương hoạt động ngành điện và cácngành năng lượng khác của VN? Không hiểu khi đồng thuận cao trong việc “ra giá”điện với mức “khủng”  như trên, “Hiệp hội Năng lượng” căn cứ vào các số liệu vàthực tiến khoa học và minh bạch đến đâu?

Sao không có giải trình chi tiết côngkhai cho rộng đường dư luận tham vấn? Mà chỉ đưa ra các kết luận và lời giảithích chung chung, và đã công khai kiểm toán hay chưa các tổn thất điện năng,năng suất lao động, định mức tiêu thụ vật liệu, cũng như các chi phí tiền lươngvà hư hao, thất thoát đủ loại khác... được tính tất tần tật vào giá thành haymức tăng giá điện và các dạng năng lượng khác...

Hơn nữa, làm cách nào để xác địnhchính xác, minh bạch, kịp thời theo cả tiêu chí định tính và định lượng 2 nhómđối tượng để áp giá điện mới theo sáng kiến đột phá của VEA?

Và liệu “cơ chế hai nhóm đối tượng”này  có là kẽ hở để dung dưỡng “cơ chế xin-cho” trong xếp hạng giàu - nghèo (nhưđã từng xảy ra chuyện chạy xếp hạng xã nghèo để nhận tiền hỗ trợ từ Chính phủtrong thời gian qua ở một số tỉnh) và phát sinh các dạng hạch toán “xập xí xậpngầu”  có tính chất ăn gian và tham nhũng, gây thất thoát trong quản lý thu tiềnđiện trong tương lai?

Phải chăng xác định các hỗ trợ chính sách giá điện theotiêu chí định lượng là 50 kW đầu gây bất công  và thiệt hại cho xã hội hơn làcách tính theo tiêu chí chủ yếu có tính định tính cao là trung bình  và nghèo.

Hiệp hội không phải là công cụ để ép giá

Đặc biệt, VEA cho ra lò ý tưởng mớilạ là “Tổng công ty quản lý giá điện cho hai nhóm đối tượng”; Không rõ hình hàivà cơ chế của nó ra sao? Đó là Tổng công ty kinh doanh thương mại hay cơ quanquản lý hành chính nhà nước thay cho Cục Giá của Bộ Tài chính. Một khi đã làcạnh tranh thị trường đúng nghĩa giá là do thị trường quy định, còn hiện naychưa có cơ  chế thị trường trong ngành điện thì sao lại cần một định chế kiểu“vừa đá bóng vừa thổi còi” như vậy?

Thực tế cho thấy, trước khi có cạnhtranh thị trường mà cho phép các doanh nghiệp tự định giá là biến độc quyền nhànước thành độc quyền doanh nghiệp, cục bộ, thậm chí tư nhân, là mang lại lợi íchđộc quyền kép cho doanh nghiêp độc quyền, vì vừa không phải cạnh tranh thịtrường, vừa được làm giá độc quyền.

Thực tế cũng cho thấy, chỉ có giá thịtrường khi có cạnh tranh và kiểm soát cạnh tranh thị trường lành mạnh; Thực tếcũng đòi hỏi Hiệp hội không được lạm dụng trở thành công cụ độc quyền ép giá choNhà nước và thị trường. Hơn nữa, không thể bắt người tiêu dùng hiện tại trả tiềncho người tiêu dùng tương lai, cũng như không nên để những nhà đầu tư không đủnăng lực gạt bỏ những nhà đầu tư hiệu quả và bắt cả xã hội làm con tin bảo đảmcho lợi ích cục bộ của mình. 

Thực tế đã, đang và sẽ còn khẳng định, không sợ thiếu vốn, thiếu hàng hóa vàsản phẩm dịch vụ cho nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường, dù đó làđiện năng, mà chỉ sợ thiếu cơ chế khuyến khích và quản lý đầu tư hiệu quả,cũng như thiếu cơ chế tuyển chọn đúng đội ngũ cán bộ, chuyên gia và nhà đầutư có đủ năng lực, tâm và tầm để phát triển ngành điện và các dạng nănglượng khác vì lợi ích chung của quốc gia và cộng đồng.

TS NguyễnMinh Phong

Theo Diễn đàn doanhnghiệp



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.