Hối hả lo hàng cho vùng lũ

Không chỉ chuẩn bị nguồn cung dồi dào, giữ ổn định giá, nhiềudoanh nghiệp (DN) phía Nam còn giảm giá và tăng cường xe bán hàng lưu động đếncác vùng lũ miền Trung.

Không chỉ chuẩn bị nguồn cung dồi dào, giữ ổn định giá, nhiềudoanh nghiệp (DN) phía Nam còn giảm giá và tăng cường xe bán hàng lưu động đếncác vùng lũ miền Trung.

Ông Nguyễn Thành Nhân, phó tổng giám đốc Saigon Co.op, cho biếthệ thống siêu thị Co.op Mart cam kết không chỉ chuẩn bị nguồn hàng đầy đủ, phụcvụ tốt nhu cầu của người tiêu dùng mà còn khuyến mãi, giảm giá 10-15% các mặthàng thực phẩm tươi sống, rau củ quả.

Tăng chuyến, thêm hàng

Đại diện Acecook VN cho biết mức tiêu thụ mặt hàng mì gói tạithị trường khu vực miền Trung đã tăng nhẹ trong một tuần qua, tuy nhiên công tygiữ chính sách giá không đổi và đảm bảo cung ứng đủ nguồn hàng cho các tỉnh bịảnh hưởng do lũ.

Khu vực miền Trung tiêu thụ khoảng 1 triệu thùng mì/tháng vànăng lực sản xuất của nhà máy Acecook tại TP Đà Nẵng hoàn toàn đủ khả năng cungứng. “Sẽ không có tình trạng thiếu hàng, các nhà phân phối lớn cũng cam kếtkhông tăng giá” - vị đại diện này cho biết. Trường hợp tăng giá chỉ xảy ra khicó hiện tượng thiếu hụt nguồn hàng. Vì vậy trong những ngày qua, công ty chú ýđiều tiết để hàng kịp thời đưa ra thị trường.

“Trong ngày 20-10 chuyến xe hàng 80 tấn đã khởi hành tiếp ứngcho nhà phân phối tại Đà Nẵng, đảm bảo hàng hóa được lưu thông xuyên suốt. Dođường sắt bị ảnh hưởng nên tất cả các chuyến hàng đều tập trung vận chuyển bằngđường bộ” - ông Văn Đức Mười, tổng giám đốc Vissan, cho biết.

Từ hai ngày naycác chuyến xe của Vissan chở hàng chục tấn hàng gồm thực phẩm chế biến, đồ hộp,xúc xích ra các tỉnh miền Trung để kịp thời cung cấp cho thị trường. Theo ôngMười, hiện giá các mặt hàng vẫn ổn định và đơn vị đang lên kế hoạch để có mứcgiá ưu đãi cho các tỉnh vùng lũ.

Trong khi đó, ông Ngô Triều Dương, giám đốc Co.op Mart Hà Tĩnh,cho biết 5 tấn rau được chở từ Đà Lạt đã đến Hà Tĩnh ngay trong ngày 20-10.Ngoài ra, các chuyến xe chở hàng hóa nhu yếu phẩm như gạo, lương khô, thực phẩmđông lạnh, chế biến đi xuyên đêm từ TP.HCM ra miền Trung cũng đã đưa hàng đếnsiêu thị.

Hối hả lo hàng cho vùng lũ

Chuẩn bị tôn cho vùng lũ (Ảnh: Lam Giang)

Tất cả các mặt hàng được bán theo giá ngày bình thường. Nhờ ký hợpđồng trước với các đơn vị cung ứng nên siêu thị giữ giá thịt heo ổn định ở mức50.000-65.000 đồng/kg. Đại diện Co.op Mart Tam Kỳ (Quảng Nam) cho biết đã chuẩnbị sẵn 3 tấn gạo, 30.000 thùng mì gói cùng lượng hàng hóa thiết yếu dồi dào trịgiá khoảng 11 tỉ đồng để ứng phó trong trường hợp bão lũ đến.

Bán hàng lưu động

Theo ông Ngô Triều Dương, hiện các xe hàng đang khẩn trương tậpkết về siêu thị, ngay khi nước rút, siêu thị tổ chức các đợt bán hàng lưu độngvề từng huyện, xã của Hà Tĩnh lẫn Quảng Bình.

Việc chuẩn bị hàng hóa, vật liệu xây dựng cho dân sửa nhà saulũ cũng được tính toán. Ông Trần Quốc Trí, phó tổng giám đốc phụ trách kinhdoanh Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, cho biết lượng tôn đang nằm tại các chinhánh của công ty từ Quảng Ninh vào đến Khánh Hòa khoảng 4.500 -5.000 tấn.

“Chúng tôi đã chuyển thêm 500 tấn tôn ra các chi nhánh tại miềnBắc, 300 tấn tại miền Trung và sẽ điều chuyển tiếp nếu nhu cầu tiếp tục tăng caovới chính sách giá bán giữ nguyên như trước” - ông Trí nói. Lượng tôn sẽ đượcđiều phối kịp thời theo nhu cầu của từng khu vực.

Theo ông Trí, Hoa Sen sẽ cómức hỗ trợ đối với các hộ dân vùng lũ thông qua việc hỗ trợ chi phí vận chuyển,giao hàng tận nơi và cam kết giữ giá cố định tại các chi nhánh trực thuộc côngty quản lý. Trong trường hợp cần thiết, Hoa Sen sẽ tổ chức các điểm bán hàng lưuđộng nhằm tránh tình trạng khan hàng.

Chống tăng giá

“Chúng tôi sẽ có biện pháp mạnh đối với những chi nhánh có hànhvi điều chỉnh tăng giá, thậm chí cho thôi việc. Riêng với hệ thống đại lý, chúngtôi sẽ làm việc thật chặt chẽ với họ để cam kết không có tình trạng tăng giá bán.Nếu đại lý nào vi phạm, chúng tôi sẽ có biện pháp xử lý” - ông Trần Quốc Tríkhẳng định.

Còn ông Phạm Văn Cự, giám đốc Sở Công thương Hà Tĩnh, cho biếtgiao thông đã thông suốt nên vận chuyển hàng hóa dễ dàng hơn. “Nguồn cung gạotrong tỉnh hiện tương đối dồi dào nên không lo thiếu gạo. Các công ty lương thựcvà thương mại trên địa bàn tỉnh đã có khoảng 2.000 tấn gạo trong kho, riêng gạoChính phủ hỗ trợ tổng cộng đến 6.000 tấn nên không lo thiếu gạo.

Trong khi đó, ông Trần Bá Loan, giám đốc Công ty cổ phần lươngthực Thanh Nghệ Tĩnh (Nghệ An), cho biết đang bán gạo với giá 7.000-8.000 đồng/kg,thấp hơn gạo trong Nam. Hiện tỉnh đang sử dụng gạo của Chính phủ để hỗ trợ cácđịa phương thông qua các kho lưu trữ nên chưa cần đến 700 tấn trong kho của côngty.

Tăng cường kiểm soát giá

Theo Chi cục Quản lý thị trường Quảng Bình, gạo là mặt hàng đầu tiên lên giá ở các điểm bán tại tỉnh Quảng Bình. Mỗi ký gạo nở, gạo thường đã tăng thêm 1.000 đồng, gạo dẻo địa phương tăng 1.500 đồng. Riêng gạo nếp thường tăng đến 2.000 đồng/kg. Bà Hà Thị Vân, chủ một cơ sở xay xát gạo lớn ở Đồng Hới, cho biết do nước lũ làm ướt nhiều kho thóc, gạo nên không có đủ gạo để bán.

Sau gạo là mì gói, dầu ăn, nước mắm cũng đồng loạt tăng giá. Giá các loại thịt tăng 2.000-4.000 đồng/kg. Cá các loại tăng từ 5.000-6.000 đồng/kg do ngư dân không ra khơi được, ao hồ bị ngập lũ...

Ông Nguyễn Xuân Đạt, phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Quảng Bình, cho biết chi cục đang tăng cường kiểm soát giá các mặt hàng này trên toàn tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Lộc, phó giám đốc Sở Công thương tỉnh Quảng Bình, khẳng định: “Trường hợp cơ sở, người buôn bán nào bị phát hiện đầu cơ, găm hàng sẽ bị xử phạt rất nghiêm”.

Ông Phạm Văn Cự - giám đốc Sở Công thương tỉnh Hà Tĩnh - nhìn nhận trong những ngày qua giá các mặt hàng thiết yếu có tăng đôi chút. Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Hà Tĩnh đã cử năm đoàn công tác đến 12 huyện, thị vùng lũ để kiểm tra, kiểm soát giá cả, việc niêm yết giá, bán theo giá niêm yết, ngăn chặn đầu cơ tích trữ hàng hóa để nâng giá. Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Hà Tĩnh tổ chức các đợt bán hàng Việt, nhất là nhu yếu phẩm, đến người dân vùng lũ với giá được tỉnh hỗ trợ cước phí. Mặt khác, đoàn liên ngành các sở cũng sẽ kiểm tra các cơ sở bán vật liệu xây dựng để chấn chỉnh giá bán, giữ giá ổn định nhằm giúp người dân sửa chữa lại nhà. “Các lực lượng sẽ xử lý nghiêm các trường hợp “tát nước theo mưa” như găm hàng, đầu cơ tích trữ, nâng giá bán” - ông Cự nhấn mạnh.

Ở thị trường Quảng Bình, ông Mai Văn Nhị - giám đốc Sở Công thương - cho biết những ngày trước đây một số mặt hàng thiết yếu như gạo, rau, thịt có biến động nhưng không lớn. Cùng lúc bảy đoàn kiểm tra liên ngành về thị trường, giá cả ở bảy địa phương vùng lũ đã được triển khai để kiểm tra, kiểm soát giá cả hàng hóa. Ông Nhị nói kiểm tra những ngày qua ở các địa phương, cơ sở bán hàng hóa các vùng lũ chưa phát hiện trường hợp vi phạm nào về giá cả.

Lam Giang - V.Hùng

Theo T.V.N. - T.Mạmh - N.Bình
Tuổi trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.