Kinh tế Việt Nam: Thách thức trong ngắn hạn

Trong tài liệu Country Forecast (Dự báo quốc gia) vềViệt Nam công bố vào tháng 7 qua, tổ chức Economist Intelligence Unit (EIU)thuộc tạp chí uy tín The Economist Anh đã đưa ra dự báo về kinh tế Việt Namđến năm 2014.

Trong tài liệu Country Forecast (Dự báo quốc gia) vềViệt Nam công bố vào tháng 7 qua, tổ chức Economist Intelligence Unit (EIU)thuộc tạp chí uy tín The Economist - Anh đã đưa ra dự báo về kinh tế Việt Namđến năm 2014.

Bản dự báo chủ yếu tập trung vào giai đoạn2010-2011, nhất là các vấn đề về tăng trưởng và tài chính.

Thách thức trong ngắn hạn

Theo EIU, dù tăng trưởng tích cực trong dài hạn,kinh tế Việt Nam trong năm 2010 và 2011 sẽ gặp nhiều thách thức. Tỉ lệ tăngtrưởng có cao hơn năm 2009 (5,4%), nhưng không trở lại mức trên 8% như thời kỳtrước suy giảm.

Trong giai đoạn 2010-2011, tăng trưởng trong nước sẽcải thiện do kinh tế toàn cầu phục hồi, thúc đẩy xuất khẩu. Mức tăng gần đâytrong nhập khẩu cũng cho thấy nhu cầu tiêu dùng và đầu tư đang củng cố.

Tuy nhiên, các giải pháp chống suy giảm vào năm 2009nhiều khả năng làm giảm độ linh hoạt về chính sách. Nhà nước sẽ không tiến hànhthắt chặt mạnh mẽ chính sách tiền tệ trong năm 2010, do e ngại làm nền kinh tếthiếu vốn, ngăn cản hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, lạm phát tăng caovà thất nghiệp tiếp diễn (do khả năng tạo việc làm thấp) có thể ngăn cản tăngtrưởng tiêu dùng trong thời gian tới.

Kinh tế Việt Nam: Thách thức trong ngắn hạn
Làm hàng gỗ xuất khẩu sang châu Âu tại công ty CP gỗ Đức Thành (TP.HCM). Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao hơn mức trung bình của khu vực (Ảnh: TTXVN)

Khu vực côngnghiệp tiếp tục tăng trưởng mạnh, có cảithiện về sản lượng so với năm 2009. Tuynhiên, nhu cầu hàng xuất khẩu của ViệtNam trong hai năm tới vẫn chưa bắt kịpthời kỳ trước suy thoái. Tốc độ tăng đầutư nước ngoài đối đối với các ngành sảnxuất được dự báo là tương đối chậm trongngắn hạn.

Theo đà tăng tích cực từ năm 2009, lĩnh vực xây dựngsẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ đầu tư của nhà nước trong các dự án phát triển hạtầng và mở rộng không gian văn phòng. Lĩnh vực dịch vụ, động cơ phát triển chínhtrong năm 2009, cũng sẽ tăng mạnh với đóng góp chủ yếu từ ngành bán lẻ và tàichính. EIU dự báo tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam sẽ ở mức mức 6,7% tronggiai đoạn 2010-2011 và khoảng 7,3% trong giai đoạn 2012-2014.

Tình hình tài chính tiếp tục khó khăn

Các chỉ số chính

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Tăng trưởng GDP (%)

5.4

6.4

6.9

7.3

7.1

7.4

Lạm phát giá tiêu dùng (%)

7

9.3

9.1

8.2

7.8

7.2

Cân đối ngân sách (% GDP)

-8.9

-7.7

-6.7

-5.9

-5.5

-4.9

Cán cân tài khoản vãng lai (% GDP)

-8.3

-7.7

-6.6

-6

-5.7

-4.7

Lãi suất cơ bản (%)

10.4

13.8

13.5

13.5

11.1

10.5

Ti giá (so với USD)

17,800

19,044

19,443

19,857

20,239

20,642

Nguồn: EIU

EIU đánh giá tình hình tài chính Việt Nam tiếp tụcyếu ớt đến năm 2014, do chi tiêu nhiều và liên tục. Việt Nam sẽ dựa vào nguồnvốn từ các nhà tài trợ và có khả năng phát hành trái phiếu quốc tế từ nay đếnnăm 2014.

Lạm phát sẽ tăng trong năm 2010 trước áp lực vềnguồn cung và tăng giá hàng tiêu dùng thế giới. Dự báo, tỉ lệ lạm phát sẽ ở mứctrung bình 9,2% trong giai đoạn 2010-2011 và giảm còn 7,3% giai đoạn 2012-2014.Đồng VND vẫn chịu áp lục giảm trước tình hình thâm hụt thương mại và mối lo lạmphát và sẽ ở mức trung bình 19.044 VND /USD năm 2010 và 19.443 VND/USD năm 2011.

Kinh tế Việt Nam: Thách thức trong ngắn hạn

Cán cân vãnglai tiếp tục thâm hụt trong năm2010-2011. Dù xuất khẩu hồi phục, mứcnhập khẩu tăng cao phục vụ nhu cầu tiêudùng và đầu tư trong nước sẽ làm tìnhtrạng thâm hụt thương mại tiếp diễn ởmức độ đáng lo ngại trong năm nay. Cáncân dịch vụ cũng như thu nhập từ kiềuhối và đầu tư) cũng thâm hụt.

Sau khi giảm năm 2009, dự trữ ngoại hối của Việt Namsẽ tăng trong giai đoạn 2010-2014, nhờ thành công trong phát hành trái phiếu vàđầu tư trực tiếp nước ngoài tăng. Tuy nhiên, dự trữ ngoại hối sẽ không lấy lạiđược mức đã có vào năm 2008 trong hai năm tới.

Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đánh giá tích cực vềkinh tế Việt Nam trong dài hạn. Việt Nam sẽ lên hạng 65 trong 82 quốc gia trongbảng xếp hạng về môi trường kinh doanh toàn cầu của EIU (từ hạng 70 trong năm2009) trong giai đoạn từ 2010-2014. Tuy nhiên thứ hạng này vẫn còn thấp so vớicác nước trong khu vực.

Theo Thanh Hùng
SGTT



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.