Minh bạch hoạt động của tập đoàn

Đó là nhận định được GS TSKH Nguyễn Quang Thái, Phó chủ tịch Hội Khoa học kinh tế Việt Nam đưa ra khi trao đổi với chúng tôi xung quanh vấn đề tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Theo GS Nguyễn Quang Thái, lẽ ra việc tái cơ cấu Vinashin đã phải được tiến hành từ cách đây vài năm

“Những cơ thể cóbệnh thì phải dũng cảm buôi thuốc sát trùng, chứ để đến khi nó lở loét rathì đã muộn. Lúc đó có muốn cứu thì cũng phải làm giải phẫu, có thể là cắtchân, cắt tay mới mong cứu nổi”.

Đó là nhận định được GS TSKH Nguyễn Quang Thái, Phó chủ tịch Hội Khoa họckinh tế Việt Nam đưa ra khi trao đổi vớichúng tôi xung quanh vấn đềtái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Theo GS NguyễnQuang Thái, lẽ ra việc tái cơ cấu Vinashin đã phải được tiến hành từ cáchđây vài năm.

- Một cán bộ có trách nhiệm đã khẳng định rằng, để xảy ra tình trạng hiệnnay của Vinashin có nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong, mànguyên nhân bên trong là quyết định. Quan điểm của ông thế nào ?

- Không thể nói như vậy, mà phải nói là vì chúng ta đã làm sai. Tôi nghĩnguyên nhân chủ yếu ở đây là do Vinashin đã đầu tư dàn trải, không hiệu quảvà mua sắm tràn lan. Bằng chứng là họ tham gia vào quá nhiều dự án ở nhiềulĩnh vực kinh tế khác nhau từ đóng tàu đến vận tải biển, cảng biển, sản xuấtthép, xi măng, dịch vụ hàng không, bảo hiểm, ngân hàng…

Mặt khác, nhiều dự án đầu tư của Vinashin đến nay được cho là không có hiệuquả, điển hình là các dự án thép. Ngoài ra, còn là việc mua sắm, đầu tư tàichính tràn lan, chẳng hạn như mua con tàu Hoa Sen trị giá tới 1.300 tỷ đồngđể rồi đắp chiếu, hoặc đầu tư cổ phiếu cổ phần tới hàng ngàn tỷ đồng. Vì thế,khủng hoảng kinh tế thế giới không phải là nguyên nhân, mà nó chỉ đổ thêmdầu vào lửa, dẫn tới bộc lộ cái sai rõ ràng hơn. Việc này cũng giống nhưviệc “cháy nhà mới ra mặt chuột”.

Minh bạch hoạt động của tập đoàn
Lĩnh vực chính của là Vinashin là đóng tàu, song tập đoàn này đã đầu tư sang rất nhiều ngành khác. Trong ảnh: Nhà máy đóng tàu Vinashin Hải Phòng (Ảnh: Trung Kiên)

- Ông có đồng tình với ý kiến cho rằng, Vinashin lẽ ra đã tính toán cẩntrọng mỗi khi quyết định đầu tư dự án nào đó, nếu như số tiền đầu tư là dohọ đi vay được bằng uy tín của mình, thay vì uy tín của quốc gia, thông quaviệc bảo lãnh của Chính phủ?

- Tôi nghĩ điều đó là chính chính xác. Con số 80.000 tỷ đồng quả làkhủng khiếp. Nó tương đương hơn bốn tỷ USD chứ đâu phải chỉ có 750 triệu USDnhư nhiều người vẫn biết. Là doanh nghiệp, khi Nhà nước giao cho anh một sốvốn nhất định, nếu anh muốn đầu tư nhiều hơn thì anh đi vay thêm.

Tuy nhiên,khoản vay đó anh phải tự chịu trách nhiệm. Vấn đề ở đây là không hiểu khoảnnợ ấy sẽ được giải quyết thế nào. Đúng là nếu tự mình đi vay, chẳng ai lạibất chấp mạo hiểm để đầu tư tràn lan, không đúng lĩnh vực là sở trường, làthế mạnh của mình cả.

- Theo ông, giải pháp “chẻ” Vinashin làm ba, chuyển bớt một số đơn vịVinashin đang quản lý cho các doanh nghiệp khác sẽ mang lại hiệu quả như thếnào?

- Tôi nghĩ đây cũng chỉ giải pháp mang tính tình thế để cứu nguy trướcmắt thôi, chứ chưa chắc đã phải là giải pháp cơ bản. Theo tôi, tập đoàn kinhtế chỉ làm chức năng tài chính để "mồi" cho một số việc nào đó thôi.

Và saukhi có sự tham gia của các công ty, doanh nghiệp góp vốn khác thì phải có kếhoạch rút dần ra, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khác hoạt động theoluật doanh nghiệp nhà nước. Nếu hoạt động tốt thì anh có thể tồn tại đứngvững trên thị trường, còn nếu không thì anh có thể bị đào thải và bóp lại.Dù sao, việc “chẻ” làm ba cũng có lợi cho nhà nước và bản thân Vinashin hơnnhiều so với trước đây.

Minh bạch hoạt động của tập đoàn

- Ông là người đã từng cảnh báo về tình trạng đầu tư ngoài ngành, trànlan của các tập đoàn. Theo ông, sau Vinashin, tập đoàn nào cần được tái cơcấu để đảm bảo hoạt động hiệu quả?

- Tôi nghĩ, về nguyên tắc, các tập đoàn buộc phải tập trung vào nhữngmột số lĩnh vực sản xuất chính của mình và đó là những lĩnh vực mà họ cókinh nghiệm. Còn lĩnh vực nào mà anh chưa có kinh nghiệm thì phải chuyểnsang cho những doanh nghiệp khác, kiểu như đã làm với Vinashin. Có như thếmới giảm bớt được gánh nặng quản lý cho lãnh đạo tập đoàn, giúp cho họ tậptrung hơn. 

- Để giải quyết tình trạng tập đoàn đầu tư tran lan, ngoài ngành, khônghiệu quả..., theo ông đâu là giải pháp cơ bản?

- Việc giao thầm quyền cho một số tập đoàn hiện nay là quá lớn và xuất pháttừ chủ trương phân cấp. Tôi nghĩ cần phải có sự thay đổi trong tư duy. Tưduy phải được đổi mới theo kiểu tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế, trong đó cóviệc tái cơ cấu của doanh nghiệp, các thành phần kinh tế. Đây là quá trìnhchuyển đổi trong nền kinh tế thị trường, xu hướng phải đi đến là sở hữu phảiđan xen lẫn nhau.

Cách quản lý tập đoàn phải công khai, minh bạch. Tuy nhiên, việc này có thểđộng đến nhóm lợi ích không chính đáng, không dễ giải quyết. Muốn gỡ phảichịu đau, nhưng chúng ta có dám chịu đau hay không lại là vấn đề khác. Nóichung, “khám bệnh” và “chữa bệnh” phải thường xuyên. Chứ không thể đợi đếnkhí bệnh nan y xuất hiện rồi mới phẫu thuật thì chẳng còn gì để nói.

- Xin cảm ơn ông!

“Thực ra các tập đoàn nhà nước cũng làm được một số việc như dầu khí cũng làm được một số việc tốt, nhưng đó chỉ là trên phạm vi và quy mô của Việt Nam. Nếu đem so với tập đoàn Dầu khí của Malaysai (thành lập trước một năm), lại thấy khác một trời một vực. Tại sao họ làm được những việc to lớn đến vậy trong khi chúng ta có đủ tiềm năng để phát triển hơn họ như được ưu ái về vốn, tài nguyên về dầu khí và khí đốt cũng dồi dào, song lại không làm được như họ?”

GS TSKH Nguyễn Quang Thái

Theo Quang Phong
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.