Mỹ đối diện với mức thâm hụt khổng lồ

Văn phòng ngân sách chính phủ Mỹ dự báo mức thâm hụt của năm 2010 là 1470 tỉ USD nghĩa là có 41 xu tiền vay trong mỗi đồng USD chi tiêu của chính phủ.

Theo dự báo từ Nhà Trắng, thâm hụt ngân sách của Mỹ trong năm nay và năm tới sẽcao hơn mức thâm hụt 1400 tỉ USD của ngoái. Liệu nước này có đi theo vết xe đổkhủng hoảng nợ công của châu Âu?

Văn phòng ngân sách chính phủ Mỹ dự báo mức thâm hụt của năm 2010 là 1470 tỉ USDnghĩa là có 41 xu tiền vay trong mỗi đồng USD chi tiêu của chính phủ.

Mặc dù dự kiến mức thâm hụt của 2011 sẽ thấp hơn hiện nay, nhưng chính quyền ôngObama đã không thực hiện được lời hứa trước đó từ 2009 rằng tới 2011 sẽ có sựcải thiện cân bằng ngân sách đáng kể. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là docác khoản thu thuế đã bị giảm nhiều, trợ cấp thất nghiệp tăng.

Bản dự báo trên có thể ép buộc chính phủ cắt giảm triệt để kinh phí cho quốcphòng và các chương trình nhà nước ngoại trừ một số vấn đề bảo mật. Mặt khác cầntăng thuế.

Bộ trưởng tài chính, ông Timothy Geithner cũng đã xác nhận tuần qua về việc từ01/01/2011 không gia hạn thêm một số chính sách giảm thuế tạm thời được chínhquyền Bush áp dụng thời kì 2001-2003. Những cá nhân có mức thu nhập trên 200nghìn USD/năm hay những gia đình có thu nhập trên 250 nghìn USD/ năm sẽ phảichịu mức thuế 36-39,6% giống thời kì cuối những năm 90 thay vì 33-35% hiện nay.

Mỹ đối diện với mức thâm hụt khổng lồ
Nhà Trắng (Ảnh: Hà Linh)

Cũng theo ông Geithner chính sách này không ảnh hưởng tới tăng trưởng GDP, vì sốngười có thu nhập cao như thế chỉ chiếm 2-3% dân Mỹ. Thực tế trong thập kỉ trướcGDP đã tăng mạnh bất chấp thuế khóa cao. Trong lúc đó các nghị sĩ đảng Cộng hòacho rằng việc từ bỏ giảm thuế sẽ hạn chế tiêu thụ và đầu tư, vì thế làm chậmviệc phục hồi kinh tế khỏi khủng hoảng.

Dự kiến trong cuộc bầu cử giữa kì tháng 11 tới, cùng với các con số tăng trưởngGDP đã được công bố cuối tuần qua, đảng đối lập sẽ có thêm „quan điểm thuyếtphục”.Theo công bố của các nhà phân tích với Market Wactch: GDP tăng 2,5% trongquý II, kém hơn số liệu 2,7% của quý I và 5,6% của quý IV năm ngoái. Như vậytăng trưởng trung bình giảm còn 3,5% kể từ khi ra khỏi suy thoái mùa hè nămngoái. Hầu hết các chuyên gia nhận định rằng Mỹ đang chuyển dần sang con đườngtăng trưởng chậm dần.

Mặc dù Washington đã bỏ ra hàng trăm tỉ USD để kích thích nền kinh tế nhưng hiệuquả không như ý muốn mà chỉ làm giảm phần nào hậu quả suy thoái và nạn thấtnghiệp bớt trầm trọng.

Mỹ đối diện với mức thâm hụt khổng lồ

Theo giải nghĩa của các nghĩ sĩ đảng Cộng hòa, chính phủ đã dùng tiền thuế củadân để kích thích nền kinh tế mà không có hiệu ứng tích cực lâu dài, đồng thờilàm tăng thêm thâm hụt ngân sách.

Theo dự báo của Nhà Trắng, đến 2020 nước Mỹ sẽ buộc phải vay 8500 tỉ USD tươngđương với 77% GDP- đây sẽ là mức nợ lớn nhất từ 1950 đến nay. Nói cách khác dướisự chèo lái của ông Obama, nước Mỹ sẽ có nguy cơ trượt dần đến mức khủng hoảngnợ công như các nước ở châu Âu.

Theo Phan Bình
Tiền phong



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.