Nên có trần khống chế lãi suất thỏa thuận

Cơ chế cho vay trung vàdài hạn theo lãi suất thỏa thuận đã giúp mặt bằng lãi suất sát với cungcầu vốn hơn; nhưng theo giới chuyên gia, vẫn nên có một mức trần khốngchế, tránh tình trạng mặt bằng lãi suất cho vay bị đẩy lên quá cao…

Cơ chế cho vay trung và dàihạn theo lãi suất thỏa thuận đã giúp mặt bằng lãi suất sát với cung cầu vốn hơn;nhưng theo giới chuyên gia, vẫn nên có một mức trần khống chế, tránh tình trạngmặt bằng lãi suất cho vay bị đẩy lên quá cao…

Ngày 26/2/2010, Ngân hàng Nhànước ban hành Thông tư 07 mở rộng cơ chế cho vay lãi suất thoả thuận bằngViệt Nam đồng đối với tín dụng trung - dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn chosản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. Nhiều nhận định cho rằng, dòngvốn trung - dài hạn sẽ được khơi thông với ngân hàng và cả người vay qua cơchế này.

Trong nửa cuối năm 2009 vàđầu năm 2010, do khống chế mức trần lãi suất cơ bản một thời gian dài, tíndụng trung - dài hạn của các ngân hàng thương mại tăng trưởng rất chậm, hầunhư các ngân hàng thương mại không mặn mà cho vay do lãi suất cho vay thấp,chi phí quản lý cao, rủi ro lớn.

Chính vì vậy, quyết định chophép các ngân hàng được thoả thuận lãi suất cho vay trung và dài hạn để phụcvụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh đã giải quyết được một phần vấn đề ách tắcdòng vốn hiện nay, các ngân hàng chủ động mở rộng cho vay hơn, doanh nghiệpdễ dàng tiếp cận nguồn vốn hơn để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, khi trần lãisuất cho vay bị khống chế, không được quá 150% lãi suất cơ bản (tức12%/năm), nhiều tổ chức tín dụng đã tìm cách lách luật để thu về khoản lãisuất cao hơn bằng việc thu thêm các khoản phí (có thời điểm lên tới16%/năm).

Nên có trần khống chế lãi suất thỏa thuận

Lãi suất thỏa thuận sẽ khiến dòng vốn trung - dài hạn được khơi thông (Ảnh: VNN)

Còn với cơ chế mới này, ôngCao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đây là điều được lườngtrước và là giải pháp hợp lý để giải quyết tình trạng "tù mù" về lãi suấthiện nay: "Khi chưa cho họ thỏa thuận, họ tự áp lãi suất cao mà mình cũngkhông kiểm soát được. Quyết định này sẽ giúp hình thành mặt bằng lãi suấtsát với cung cầu về vốn".

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấnđề cần giải quyết sau khi cho phép thoả thuận lãi suất đối với khoản vaytrung và dài hạn. Đó là việc lãi suất cơ bản vẫn còn có tác dụng đối với lãisuất huy động của ngân hàng.

Và khi các ngân hàng đượcphép cho vay trung và dài hạn với lãi suất cao, có thể dao động từ 16 đến20%/năm thì người gửi tiền sẽ khó chấp nhận lãi suất tiền gửi của họ chỉđược giới hạn ở mức 10,5%/năm.

Bà Phạm Chi Lan, Chuyên giakinh tế cho rằng: “Tôi nghĩ điều này cũng nên có sự xem xét và điều chỉnhcho phù hợp. Bởi vì một khi đã chấp nhận cho vay trung và dài hạn với lãisuất thoả thuận thì cũng nên cho huy động với lãi suất phù hợp tương ứng”.

Trên thực tế, kể từ khi Ngânhàng Nhà nước ban hành Thông tư số 07 mở rộng cơ chế cho vay lãi suất thoảthuận bằng đồng Việt Nam đối với tín dụng trung - dài hạn, một số ngân hàngthương mại cổ phần quy mô nhỏ hiện đã đẩy lãi suất cho vay thỏa thuận đốivới doanh nghiệp lên mức 18 - 20%/năm.

Theo thống kê từ Ngân hàngNhà nước: Lãi suất cho vay ngắn hạn phục vụ nhu cầu sản xuất - kinh doanhhiện nay ở mức 12%/năm. Lãi suất cho vay trung, dài hạn theo cơ chế thỏathuận khoảng 14 - 15%/năm đối với nhóm ngân hàng thương mại nhà nước, khoảng15 -17%/năm đối với nhóm ngân hàng thương mại cổ phần; cá biệt có một sốngân hàng quy mô nhỏ cho vay với lãi suất khá cao khoảng 18 - 20%/năm.

Trong khi đó, lãi suất tiềngửi theo khống chế từ Ngân hàng Nhà nước là không được vượt quá 10,5%/năm.Tuy nhiên, để kích thích nhu cầu gửi tiền của khách hàng, các ngân hàng đãtìm cách lách luật, tăng lãi suất huy động bằng các chương trình khuyến mãi,tặng thưởng bằng tiền mặt và các giải thưởng giá trị ngay cho khách hàng gửitiền với giá trị tương đương 1 -2,5% số tiền khách hàng gửi. Và như vậy, mặtbằng lãi suất huy động hiện nay có thể lên tới 13%/năm.

Một điều đáng lưu tâm hiệnnay là, thay vì có đường cong lãi suất hợp lý, nhiều ngân hàng duy trì đườngthẳng lãi suất, với mức 10,49% đối với tất cả các kỳ hạn.

Theo các chuyên gia, dù chophép ngân hàng được thoả thuận lãi suất cho vay nhưng vẫn nên có một mứctrần khống chế, tránh tình trạng mặt bằng lãi suất cho vay bị đẩy lên quácao, kéo lãi suất huy động lên theo gây nhiều áp lực lên lạm phát. “Nên cótrần khống chế đối với lãi suất thỏa thuận, kiều dao động +/-% như kiểm soátvới tỷ giá”, ông Vũ Văn Hoá, chuyên gia kinh tế gợi ý.

Theo An Hạ
Nên có trần khống chế lãi suất thỏa thuận



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.