Nhập khẩu “bỏ xa” xuất khẩu

Ngày 274, Tổng cục Thống kê đã công bố số liệu vềtình hình xuất nhập khẩu trong tháng 42010. Mức tăng kim ngạch nhập khẩu liêntục cao hơn xuất khẩu khiến tình hình nhập siêu tiếp tục “làm khó” cán cân thanhtoán.

Ngày 27/4, Tổng cục Thống kêđã công bố số liệu về tình hình xuất nhập khẩu trong tháng 4/2010. Mức tăng kimngạch nhập khẩu liên tục cao hơn xuất khẩu khiến tình hình nhập siêu tiếp tục“làm khó” cán cân thanh toán.

Theo số liệu của Tổng cục Thốngkê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 4 ước đạt 5,7 tỷ USD, tăng 1,9% so vớicon số thực hiện của tháng trước đó. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu có thể đạttới 6,95 tỷ USD và tăng tương ứng khoảng 3%.

Chỉ một thay đổi nhỏ trong chênh lệch tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhậpkhẩu, nhập siêu tháng 4 đã đội thêm gần 100 triệu USD so với tháng 3, lên khoảng1,25 tỷ USD. Trước đó, tháng 1 nhập siêu 945 triệu USD; tháng 2 là 1,33 tỷ USD;tháng 3 đạt 1,16 tỷ USD.

Nhập khẩu “bỏ xa” xuất khẩu

Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu đã gấp 4 lần xuất khẩu

Như vậy, tính chung trong 4 tháng qua, tổng kimngạch xuất khẩu ước đạt gần 20,16 tỷ USD, tăng8,9% so với cùng kỳ; trong khi kim ngạch nhậpkhẩu ước đạt 24,81 tỷ USD, tăng 35,6% trong cùngkỳ so sánh.

Với một con tính đơn giản, tốc độ tăng kim ngạchnhập khẩu 4 tháng đầu năm đã gấp 4 lần xuất khẩu.Nhìn trên biểu đồ, kim ngạch nhập khẩu đang tăngtốc mạnh mẽ và “bỏ xa” xuất khẩu.

Cũng vì lý do này, nhập siêu 4 tháng đầu năm đãđạt khoảng 4,65 tỷ USD, tương đương khoảng 23%kim ngạch xuất khẩu. Tỷ lệ này đã vượt quá chỉtiêu Quốc hội thông qua, khống chế nhập siêudưới 20%.

Nhìn lại giai đoạn trước, kim ngạch xuất khẩu vànhập khẩu chỉ mất chưa đầy nửa năm để lấy lại sự“hào hứng” của các tháng cuối năm ngoái. Nếukhông tính thời điểm nghỉ Tết Nguyên đán, cảxuất khẩu và nhập khẩu đều tăng khá vững chắc,xét về kim ngạch từ đầu năm trở lại đây.

Về nguyên nhân dẫn tới biến độngvừa qua, có những lập luận cho rằng việc kim ngạch xuất nhập khẩu tăng tới 23%so với cùng kỳ (45 tỷ USD so với 36,5 tỷ USD) liên quan đến sự phục hồi sản xuấttrong nước. Và với nền sản xuất dựa nhiều vào nguyên, nhiên liệu đầu vào nhậpkhẩu, lượng hàng hóa này trong thời gian qua có xu hướng tăng lên.

Trong khi đó, giá cả thế giới cũng có sự nhích lên tương ứng trong mấy tháng gầnđây, đặc biệt là nhóm sản phẩm kim loại, nhiên liệu như sắt thép tăng 26%, xăngdầu tăng 3,5%, chất dẻo tăng 6,8% về giá so với tháng 1/2010.

Nhập khẩu “bỏ xa” xuất khẩu
Biểu đồ tình hình xuất nhập khẩu, nhập siêu qua các tháng (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Thêm vào đó, việc USD mất giá so với VND trongthời gian gần đây khiến hàng hóa nhập khẩu rẻ đitương ứng, tạo lợi thế cạnh tranh tốt hơn tạithị trường trong nước. Cũng liên quan đến nguyênnhân này, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thudịch vụ 4 tháng đầu năm đã tăng 26,5% so vớicùng kỳ năm ngoái.

Ở một động thái khác, giải ngân vốn FDI tăngmạnh trong vài tháng trở lại đây. Theo số liệucũng được Cục Đầu tư nước ngoài công bố hôm nay,nguồn vốn này đã đạt 3,4 tỷ USD trong 4 thángqua. Và nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI (cóliên quan đến nhập khẩu thiết bị trong giai đoạnđầu tư cơ sở sản xuất và trang thiết bị…) cũngtăng mạnh kể từ đầu năm nay.

Ngoài ra, cũng cần đánh giá đúng mức tác độngcủa “yếu tố” vàng trong quan hệ thương mại quốctế của Việt Nam. Trong khi cùng kỳ năm ngoái,Việt Nam tái xuất vàng với khối lượng và kimngạch khá lớn, sang năm nay, chúng ta lại nhậpkhá nhiều dẫn đến những thiên lệch đáng kể trongcán cân thương mại, lên đến nhiều tỷ USD.

Theo Anh Quân
Nhập khẩu “bỏ xa” xuất khẩu



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.