Quy định riêng mức thuế suất đối với đất lấn, chiếm

Đây là dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ sáu với nhiều ý kiến phản đối gay gắt việc đưa nhà ở vào đối tượng chịu thuế. Ý kiến này đã được tiếp thu trong quá trình chỉnh lý dự luật để trình ra Quốc hội tại kỳ họp này. Và, xuất phát từ việc chưa đưa nhà ở vào diện chịu thuế, để đảm bảo thống nhất giữa tên gọi và nội dung của luật, dự luật đã có tên gọi mới như đã nói ở trên

Luật Thuế sử dụng đất phinông nghiệp là tên mới của dự án Luật Thuế nhà đất, sẽ được Quốc hội xem xétthông qua tại kỳ họp thứ 7, khai mạc sáng 20/5.

Đây là dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ sáu với nhiều ýkiến phản đối gay gắt việc đưa nhà ở vào đối tượng chịu thuế. Ý kiến này đã đượctiếp thu trong quá trình chỉnh lý dự luật để trình ra Quốc hội tại kỳ họp này.

Và, xuất phát từ việc chưa đưa nhà ở vào diện chịu thuế, để đảm bảo thống nhấtgiữa tên gọi và nội dung của luật, dự luật đã có tên gọi mới như đã nói ở trên.

Lý do chưa nên đưa nhà ở vào diện chịu thuế, theo báo cáo giải trình, tiếp thucủa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đó là chưa được sự đồng thuận cao trong nhân dân. 

Hơn nữa, một trong những mục tiêu áp dụng thuế đối với nhà ở là nhằm han chế đầucơ về nhà ở, song trên thực tế giá trị nhà lại gắn liền với đất và đầu cơ lạitập trung vào đất, căn cứ vào vị trí, địa thế của đất mà không phải đầu cơ giátrị nhà xây dựng trên đất. Do vậy để hạn chế đầu cơ thì phải tập trung áp dụngcông cụ điều tiết đối với đất.

Lý do nữa là, áp dụng thuế nhà ở thực chất là áp dụng thuế tài sản, song trênthực tế, ngoài nhà ở còn có nhiều tài sản khác có giá trị lớn hơn giá trị xâydựng của nhiều loại nhà như ôtô, máy bay, tàu thủy, du thuyền… Nếu chỉ áp dụngthuế tài sản đối với nhà ở thì chưa đảm bảo tính hợp lý, công bằng của một sắcthuế.

Thêm nữa, tại thời điểm hiện nay, việc tổ chức thực thi thuế đối với nhà ở cóthể gặp khó khăn do nhiều điều kiện bảo đảm thực thi chưa đầy đủ, đồng bộ…

Quy định riêng mức thuế suất đối với đất lấn, chiếm

Một vụ cưỡng chế thu hồi đất lấn chiếm tại phường Định Công, Hà Nội

Với dự án Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, việc xác định diện tích đấttính thuế đã được chỉnh lý theo hướng diện tích đất chịu thuế là diện tích đấtsử dụng thực tế.

Dự thảo cũng bổ sung quy định về mức thuế suất riêng (0,15%) đối với đất lấn,chiếm và khẳng định rõ: việc thu thuế đối với đất lấn, chiếm không phải là hìnhthức công nhận tính hợp pháp của diện tích này.

Quá trình hoàn thiện dự thảo luật, diện tích đất tính thuế cũng là một nội dungcó nhiều quan điểm trái ngược. Ý kiến đề nghị thu thuế cho rằng tình trạng lấnchiếm nhà đất vẫn đang xảy ra, có nhiều trường hợp diện tích lấn chiếm còn lớnhơn diện tích ghi trong giấy chứng nhận nhưng khó có thể thu hồi được nên phảithu thuế.

Loại ý kiến trái chiều dẫn chứng nhiều trường hợp người dân đã coi biên lai thuthuế phần đất này là bằng chứng thừa nhận tính hợp pháp của diện tích đất lấnchiếm đó. Vì thế không nên thu mà phải xử lý cho chặt chẽ.

Liên quan đến trường hợp có quyền sử dụng nhiều thửa đất ở, dự luật được chỉnhlý theo hướng chỉ tính tổng diện tích đất chịu thuế thuộc quyền sử dụng củangười nộp thuế tại từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, không cộng dồndiện tích ở mọi địa phương trên toàn quốc.

Thẩm quyền quyết định chính sách thuế cũng đã được chỉnh sửa theo hướng bỏ quyđịnh giao Chính phủ hướng dẫn cách xác định hệ số phân bổ, diện tích đất để tínhthuế đối với đất của nhà chung cư, cụ thể hóa tối đa các trường hợp miễn, giảmthuế trong luật.

Nhiều nội dung khác cũng đã được tiếp thu, chỉnh lý như quy định về người nộpthuế, miễn giảm thuế, các mức thuế suất…

Theo chương trình dự kiến, dự án luật này sẽ được Quốc hội tiếp tục thảo luậnngay trong tuần làm việc đầu tiên và xem xét, thông qua vào cuối kỳ họp, có hiệulực thi hành từ ngày1/1/2012.

Theo Nguyên Bình
Quy định riêng mức thuế suất đối với đất lấn, chiếm



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.