- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sai phạm nhà ở HN: Nếu tìm tiếp sẽ thấy nhan nhản
Để hiểu thêm về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông GS.TSKH Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường.
Để hiểu thêm về vấn đề này,chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông GS.TSKHĐặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường.
Thưa ông,ông đánh giá thế nào về kết quả thanh tra các khu đô thị mới, dự án nhà ở tạitrên địa bàn thành phố Hà Nội vừa qua?
Tôi nghĩ, những sai phạm so với dự án được duyệt như: sai phạm sử dụng đất, xâydựng, làm không đúng quy định của chất lượng công trình, đều có thể coi là mangtính phổ biến, chỉ khác nhau ở mức độ mạnh hay nhẹ, nếu kiểm tra tiếp tôi tin sẽcó rất nhiều dự án như vậy.
Sự sai phạm này trước hết là do hệ thống quản lý yếu kém, thiếu chuyênnghiệp hoặc do buông lỏng quảnlý của các cơ quan chức năng. Ngoài ra, những thông tin về quy hoạch, về các dựán, về việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đều không có luồng thông tin nàođược cho là minh bạch, do đó nhiều nhà đầu tư cũng không đằng nào mà lần.
Nhưng cũng cần thấy tư duy của các nhà đầu tư VN thì luôn tìm cách vượt qua phápluật, tìm kiếm thêm lợi ích bất chính, không đúng pháp luật, do vậy bằng nhiềucách họ có thể xin xây thêm tầng hay mở rộng diện tích đất xây dựng, khác xa sovới dự án được phê duyệt.
Cuối cùng là việc không coi trọng công tác kiểm tra, ở VN công tác kiểm tra chỉđược động đến khi có phát hiện và phải phát hiện theo kiểu công luận, tức là cóbáo chí vào cuộc mới kiểm tra, chứ chỉ là ý kiến của 1, 2 người dân thì chưachắc đã thực hiện kiểm tra.
Kiểm tra rồi nhưng chặt đến đâu, sâu đến đâu thì lại tùy thuộc vào ngữ cảnh, tứclà kết quả kiểm tra đó liệu có nhiều người biết không, có ai tạo nên áp lựckhông hay chỉ là một vài ý kiến thôi.
GS.TSKH Đặng Hùng Võ |
Có ý kiến cho rằng, điểm yếu kém nhất của Hà Nội là không hướng các nhà đầutư vào quy hoạch, mà chạy theo yêu cầu của các nhà đầu tư, đó có phải là nguyênnhân khiến cho nhiều dự án sai phạm đến vậy không?
Sòng phẳng thì phải nói thế này, giai đoạn đầu, khi chúng ta còn khó khăn trongviệc thu hút đầu tư thì có thể chạy theo họ để khuyến khích, tức là phải tạođiều kiện về chính sách để thu hút đủ nhà đầu tư, mà chúng ta hay nói là “trảithảm đỏ” cho nhà đầu tư bước vào hay “trải chiếu hoa” cho nhà đầu tư ngồi.
Nhưng hiện nay, vị thế của Hà Nội đã khác, Hà Nội không khuyến khích người tacũng cứ tranh nhau vào, và vào được Hà Nội là chắc chắn sẽ tìm kiếm được lợi ích.Vì vậy chỉ cần hô vào Hà Nội, thì hàng triệu nhà đầu tư muốn nhảy vào, chứ cầngì phải ưu đãi nữa. Thực tế là hiện nay những người vào được Hà Nội, đều lànhững cao thủ, chứ không phải ai muốn vào cũng được.
Tuy nhiên, thực tế nhiều nơi vẫn chạy theo yêu cầu của nhà đầu tư thì chắc chắnhọ phải có lý do gì đó không đúng. Chứ Hà Nội giờ đã ở thế được quyền chọn lọcnhà đầu tư tốt cho mình, không còn ở giai đoạn phải chiều chuộng nhà đầu tư.
Đây cũng có thể là do tư duy của tập quán làng xã vẫn còn tồn tại, tức là khôngcần thiết để ý đến pháp luật, quy hoạch, miễn là đôi bên cùng có lợi. Ngoài ra,tàn dư của cơ chế bao cấp, cơ chế xin - cho do tồn tại trong một thời gian quádài một cách cố tình hoặc vô tình đã ăn sâu vào tiềm thức, tạo thành đường mòntrong vỏ não, khiến người ta nghĩ bằng cơ chế đó và vì vậy sẽ tạo ra tham nhũng,dẫn đến nhiều sai phạm.
|
Hiện nay, nhiều nhà đầu tư cho rằng giá nhà ở Hà Nội cao là do quy trình thủtục cấp phép kéo dài, dẫn đến phát sinh nhiều chi phí tài chính như trả lãi suấtngân hàng, ông đánh giá thế nào về điều này?
Trước hết, về mặt quản lý không thể phủ nhận sự thiếu minh bạch dẫn đến việcchậm trễ phê duyệt dự án, thủ tục cấp phép phức tạp, nhiều mối quan hệ chằngchịt, thậm chí nhiều nơi quy định một đằng, làm một nẻo.
Ví dụ trongNĐ 69 chỉ rõ là một tỉnh chỉ có một người, một cơ quan, một Sở làm nhiệm vụ giớithiệu địa điểm đầu tư, và quy định rõ Sở TNMT sẽ làm nhiệm vụ giới thiệu địađiểm đầu tư, nhưng đến nay theo khảo sát của tôi tại hầu hết các tỉnh, TP thuộcTW, nhà đầu tư ở đâu cũng phải chạy từ tỉnh, qua huyện, xuống xã, rồi lại chạytừ xã, qua huyện lên tỉnh, không phải một lần mà rất nhiều lần mới thỏa thuậnđược địa điểm đầu tư.
Đặc biệt, đến mỗi cơ quan lại phải qua nhiều phòng, banmới xong được việc. Riêng Hà Nội còn phức tạp hơn các nơi khác vì Hà Nội có thêmSở Quy hoạch nữa.
Còn nhà đầu tư ai cũng kêu trời là lỗ. Nhưng nếu tính toán cụ thể ra thì đó làmột khoản siêu lợi nhuận. Giá trị thực của công trình là có thể tính được, lợiích thu được thì lại càng dễ dàng thấy hơn. Nhưng nhà đầu tư kêu lỗ thì số tiềnsiêu lợi nhuận kia đi đâu. Tại sao hệ thống kiểm toán không làm rõ được chuyệnnày mà cứ lẩn khuất cái này, cái khác.
Tôi nghĩ, khoản tiền không biết đi đâu ấy mới chính là lý do khiến giá đất HàNội cao lênh khênh đến vậy, chứ lý do nhà đầu tư biện minh chỉ là một phần nhỏ.
(Ảnh minh họa) |
Hiện nay, theo NĐ 69 thì việc giải phóng mặt bằng sẽ theo thỏa thuận nhưngvấn đề là Nhà nước thỏa thuận hay Doanh nghiệp thỏa thuận với dân?
Về lý luận chúng ta có 2 cơ chế để có được đất mặt bằng, một là doanh nghiệpthỏa thuận với dân theo cách chuyển nhượng hoặc là thuê, hoặc là nhận góp vốncủa dân, hoàn toàn thực hiện các giao dịch đất đai giữa nhà đầu tư và dân, chínhquyền chỉ là cơ quan đăng ký, tiếp nhận, chuyển đổi sổ đỏ từ bên này sang bênkia.
Thứ 2 là Nhà nước thu hồi đất rồi giao hoặc cho thuê đối với nhà đầu tư, và đãlà cơ chế Nhà Nước thu hồi thì doanh nghiệp đứng ngoài. Nhà Nước thống nhất mứcbồi thường với dân, rồi làm thủ tục thu hồi giao cho doanh nghiệp. Theo NĐ 197thì quy định thêm nhà đầu tư trong nước xuất tiền trước để bồi thường cho dân,rồi trừ toàn bộ vào phần nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp nộp cho Nhà Nước.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp trực tiếp thỏa thuận thì có một nhược điểm là cứthỏa thuận được 80%, thì 20% cuối cùng người dân sẽ đưa ra mức giá trên trời, màđã thỏa thuận có nghĩa là 2 bên bằng mối quan hệ dân sự, thống nhất với nhau,Nhà Nước không can thiệp, nên dân có nói giá trên trời, thì doanh nghiệp cũngđành chịu, thuận thì thuận không thuận thì thôi.
Còn thực tế Nhà nước cũng rất ngại thỏa thuận với dân nên hiện nay nhà đầu tưvừa phải xuất tiền vừa phải thỏa thuận. Do chưa có cơ quan đứng ra giám sát nênvấn đề này gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
Với thực tế tình hình hiện nay, một số tỉnh như TP.HCM vì muốn làm nhanh nên đãtrộn lẫn 2 cơ chế này với nhau, nghĩa là thỏa thuận trong quá trình thu hồi.
Cho doanh nghiệp thỏa thuận đến mức cảm thấy được rồi thì tiến hành thu hồi vớimức giá đó, còn cơ quan Nhà Nước cũng không đối mặt thỏa thuận. Một khía cạnhnào đấy, tôi cho rằng đây cũng là sáng kiến cần thiết, mặc dù không phù hợp vềmặt lý luận, nhưng với thực tiễn tình hình ở VN thì việc tận dụng, kết hợp ưuđiểm của hai hình thức là làm được, miễn là đảm bảo quyền lợi cho các bên.
-
Theo Mai Nguyễn
Bee
-
Mua sắm4 giờ trướcDo giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.
-
Mua sắm4 giờ trướcGần đây, một quán bánh bao thịt nướng trên đường Nguyễn Văn Nghi (Gò Vấp, TP HCM) được cộng đồng mạng chú ý với trò độc lạ “bánh bao túi mù”
-
Mua sắm7 giờ trướcHàng nghìn con rắn ri voi và ri cá quấn nhau trong các bể xi măng ở trang trại của thanh niên miền Tây, giúp anh này thu về gần nửa tỷ đồng/năm.
-
Mua sắm7 giờ trướcDoanh thu thương mại điện tử Việt Nam có thể chạm mốc 49.9 tỉ USD vào năm 2028, nếu thương mại điện tử Việt Nam đạt được hết những cơ hội tăng trưởng đang xuất hiện.
-
Mua sắm14 giờ trướcSáng nay (24/11), giá vàng nhẫn tiếp tục tăng từ 400.000 - 800.000 đồng/lượng, lên mốc 86 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn chỉ cách giá vàng SJC khoảng 400.000 đồng/lượng.
-
Mua sắm14 giờ trướcCòn hơn hai tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán 2025 nhưng các loại pháo hoa đã được rao bán đầy "chợ mạng".
-
Mua sắm15 giờ trướcTuyến đường ở TPHCM lọt top giá thuê mặt bằng đắt đỏ thế giới; nguồn cung căn hộ dồi dào dịp cuối năm; nhu cầu nhà vừa túi tiền dịch chuyển khỏi TP; một doanh nghiệp bất động sản bị cưỡng chế thuế gần 100 tỷ đồng... là các tin tức nổi bật tuần qua.
-
Mua sắm1 ngày trướcGiá vàng gần như đi lên theo đường thẳng trên thị trường quốc tế, giúp giá vàng miếng SJC, giá vàng nhẫn 99,99 duy trì mốc cao chót vót.
-
Mua sắm1 ngày trướcThời gian gần đây, thị trường đất nền gần dự án Vành đai 4 đang ghi nhận sự tăng trưởng rõ rệt, nhiều nơi tăng 30% so với đầu năm 2024.
-
Mua sắm1 ngày trướcThị trường chứng khoán đi xuống, thanh khoản thấp, sức hấp dẫn suy giảm. Tuy nhiên, gần đây vợ con các đại gia, sếp lớn các doanh nghiệp, ngân hàng đua nhau mua và đăng ký mua vào cổ phiếu. Điều gì đang xảy ra trên thị trường vốn Việt Nam?
-
Mua sắm1 ngày trướcSáng 23/11, giá vàng thế giới hôm nay tiếp tục tăng mạnh và lấy lại ngưỡng 2.700 USD/ounce sau hơn 1 tuần giảm mạnh.
-
Mua sắm2 ngày trướcGiá căn hộ cao cấp, hạng sang ở TP.HCM đã lên mức cao kỷ lục, dao động từ 120 triệu đến khoảng 600 triệu đồng/m2 khiến người có thu nhập cao cũng khó mua được.
-
Mua sắm2 ngày trướcTừng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
-
Mua sắm2 ngày trướcGiá dưa hấu rớt thê thảm, khiến mỗi hộ nông dân thua lỗ hàng trăm triệu đồng... Nhiều quả dưa to đẹp bị vứt đầy đồng.