Tăng trưởng kinh tế từ đổi mới tư duy lãnh đạo

Phó chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan đồng tình cho rằng, thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế phải bắt nguồn từ đổi mới tư duy của lãnh đạo cấp cao, trong đó dựa trên ý tưởng, giải pháp của giới khoa học. Ban tổ chức hội thảo cần tập hợp các ý kiến phát biểu để báo cáo lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước.

Tại hội thảo lựachọn mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 do Ủy banKinh tế của Quốc hội và ĐH Kinh tế quốc dân tổ chức sáng 23/6, nhiều nhàkhoa học và chính trị nhấn mạnh phải xây dựng mô hình kinh tế dựa trên đổimới tư duy xây dựng thể chế và điều chỉnh vai trò của Nhà nước.

Phó chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan đồng tình cho rằng,thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế phải bắt nguồn từ đổi mới tư duy củalãnh đạo cấp cao, trong đó dựa trên ý tưởng, giải pháp của giới khoa học.Ban tổ chức hội thảo cần tập hợp các ý kiến phát biểu để báo cáo lãnh đạocao nhất của Đảng, Nhà nước.

Phải biết vượt qua chính mình

Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan nhận định kinh tế Việt Nam có 10 “căn bệnh”mất cân đối, ai cũng biết nhưng chưa biết sửa thế nào. Đó là: Tốc độ và hiệuquả, phát triển và tính bền vững, cơ cấu lạc hậu, mất cân đối vĩ mô nghiêmtrọng - kéo dài, thị trường trong - ngoài nước, phát triển và hạ tầng, pháttriển và nhân lực, phân bổ nguồn lực, phát triển và thể chế, quan hệ giữatập trung và phân quyền! Nếu tiếp tục phát triển bằng bất kỳ giá nào, kinhtế Việt Nam còn tụt hậu cả về chất chứ không chỉ về lượng.

Tăng trưởng kinh tế từ đổi mới tư duy lãnh đạo
Muốn đất nước phát triển, cần có nền tài chính "khỏe" (Ảnh: Lê Hưng)

Đại diện Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, TSKH Nguyễn QuangThái nhấn mạnh, “tắc nghẽn” lớn nhất là thể chế kinh tế và muốn tháo gỡ,trước tiên phải thay đổi tư duy. Quay sang phía lãnh đạo Bộ Kế hoạch- Đầutư, ông Thái đề nghị từ 2013 phải chuyển sang mô hình tăng trưởng kinh tếmới chứ không phải chuyển đổi cơ cấu, mô hình sẵn có. Trong đó chú trọngchất lượng tăng trưởng, tính bền vững chứ không ham tăng trưởng bằng mọi giá.

Nguyên Viện trưởng Kinh tế và chính trị thế giới, giáo sư Võ Đại Lược, nóithẳng, muốn tạo bứt phá về xây dựng thể chế, tư duy các vị lãnh đạo cao cấpphải thay đổi.

Đồng tình với quan điểm “bắt đầu đổi mới từ cái đầu” như công cuộc đổi mới1986 đã chứng minh, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan bổ sung: “Nói thì dễ nhưnglàm rất khó, đặc biệt phải biết vượt qua chính mình. Quan trọng nhất phải cóquyết tâm chính trị”.

Nhà nước không làm thay thị trường

Theo quan điểm của Giám đốc nghiên cứu thuộc Chương trình giảng dạy kinh tếFulbright, tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, nếu chia nền kinh tế Việt Nam thành “bàncờ” thì dọc có 28 bộ ngành, ngang là 63 tỉnh, thành phố song thiếu cơ chếđiều phối chung từ Nhà nước nên các bên khó hợp tác, Trung ương cũng khóquản được.

Tăng trưởng kinh tế từ đổi mới tư duy lãnh đạo

Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM, tiến sĩ kinh tế Trần Du Lịch, nhấnmạnh, phải xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên đổi mới tư duy xâydựng thể chế với ba trụ cột: Chất lượng hạ tầng kỹ thuật, chất lượng nguồnnhân lực, thị trường tài chính “khỏe” (tài chính công và ngân hàng). Nhànước không làm thay thị trường, chỉ nên can thiệp gián tiếp bằng bốn nhómcông cụ là chính sách tài khóa, tiền tệ, chi tiêu, ngoại thương hiện “trốngđánh xuôi kèn thổi ngược”.

“Tôi không rõ hiện nay Việt Nam theo mô hìnhTrung ương tập quyền, địa phương phân cấp hay tản quyền. Trung ương thiếugiám sát, chế tài cũng không quy định rõ địa phương làm gì. Nhà nước cần xâydựng mô hình quản lý mới, sử dụng nguồn lực Nhà nước bổ khuyết cho thịtrường”, ông Lịch đề xuất.

Phó viện trưởng Nghiên cứu và quản lý Trung ương, Nguyễn Đình Cung cho biết,trong hơn 100 giải pháp cơ quan này đưa ra, tựu chung vào ba giải pháp: Ổnđịnh kinh tế vĩ mô được nhân dân và thị trường tin cậy chứ không phải từ cáctuyên bố của giới quan chức. Giảm thâm hụt tài khóa, nâng cao hiệu quả đầutư công trên cơ sở đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào cơ sở hạ tầng. Xâydựng chính sách tạo nền tảng cho phát triển cạnh tranh. Song để thực hiệnđược vẫn phải do chính trị quyết định.

Theo Hoàng Hưng
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.