Thép, đường bị... làm giá

Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, sở dĩ giá thép tăng là do trong tháng 5, tháng 6 vừa qua giá thép trong nước giảm mạnh nhưng sức mua rất kém vì người mua có tâm lý chờ giá xuống tiếp. Để ứng phó với tâm lý trên, từ đầu tháng 7, các hãng sản xuất thép đã hè nhau đẩy giá lên, ngay lập tức sức mua tăng trở lại vì người mua lo ngại giá sẽ còn tăng tiếp nên tranh thủ mua sớm.

Gần đây, thị trường xuất hiệnhiện tượng giá đầu vào và đầu ra của nhiều mặt hàng không còn tương đồng. Một sốmặt hàng như sắt thép xây dựng, đường, sữa... tuy giá nguyên liệu đầu vào giảmmạnh nhưng giá bán sản phẩm trong nước lại đang tăng.

Nhiều người am hiểu thịtrường nhận xét, một số mặt hàng đang có dấu hiệu bị làm giá. Nếu các cơ quanchức năng không có biện pháp kịp thời rất có thể giá cả sẽ diễn biến phức tạp.

Cơ hội vàng cho thép ngoại

Sau một thời gian giảm giá, từ đầu tháng 7 đến nay, giá thép xây dựng đãtăng trở lại. Các hãng sản xuất thép đã đẩy giá tăng từ 600.000 đồng-700.000 đồng/tấn, lên 13,4 triệu - 13,5 triệu đồng/tấn (giá bán lẻ trên thịtrường lên 14 triệu đồng/tấn) với lý do giá bán hiện nay đang lỗ nặng. Mộtsố hãng thép còn cho rằng sắp tới phải tăng thêm khoảng 1 triệu đồng/tấn thìmới thực sự có lãi...

Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, sở dĩ giá thép tăng là do trong tháng 5,tháng 6 vừa qua giá thép trong nước giảm mạnh nhưng sức mua rất kém vì ngườimua có tâm lý chờ giá xuống tiếp. Để ứng phó với tâm lý trên, từ đầu tháng7, các hãng sản xuất thép đã hè nhau đẩy giá lên, ngay lập tức sức mua tăngtrở lại vì người mua lo ngại giá sẽ còn tăng tiếp nên tranh thủ mua sớm.

Thép, đường bị... làm giá
Đường vẫn tràn ngập các chợ TPHCM (Ảnh: Hồng Thúy)

Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép VN, cho biết trong tháng 6vừa qua, giá phôi thép thế giới tiếp tục giảm thêm cả trăm USD/tấn, còn 500USD/tấn. Với giá này, các doanh nghiệp sản xuất thép chỉ cần bán trên 12triệu đồng/tấn là đã có lãi chút ít. Trong tháng 7, giá phôi thép thế giớicó nhích lên nhưng không đáng kể.

Riêng nguồn phôi thép tại thị trường Trung Quốc tiếp tục giảm thêm cả chụcUSD/tấn (còn 485 USD- 490 USD/tấn) do nguồn hàng tồn kho tại các nhà máy ởnước này đang rất lớn. Hơn nữa chính sách cắt bỏ hoàn thuế xuất khẩu một sốmặt hàng sắt thép của Trung Quốc sắp được áp dụng cũng đã khiến giới kinhdoanh sắt thép đua nhau tranh thủ xuất khẩu với số lượng lớn để được hưởnghoàn thuế... cũng làm cho giá thép giảm.

Thép, đường bị... làm giá

Từ đầu năm đến nay, lượng thép thành phẩm nhập khẩu vào nước ta đã lên đến222.000 tấn. Riêng trong tháng 6 vừa qua, dù giá thép trong nước giảm nhưngthép nhập khẩu vẫn tràn về với số lượng lớn (trên 40.000 tấn), giá bán rẻhơn hàng trong nước cùng loại từ 500.000 đồng- 600.000 đồng/tấn. Hiện tạigiá thép trong nước tăng thêm 600.000 đồng - 700.000 đồng/tấn sẽ là cơ hộivàng cho thép ngoại tràn về.

Đường lại bị làm giá

Hơn tuần nay, giá đường trong nước liên tục leo thang ngay trong bối cảnhgiá đường thế giới đang giảm mạnh. Theo giới kinh doanh đường, giá đường thếgiới hiện còn khoảng 520 USD/tấn (có lúc giảm dưới 500 USD/tấn), đã giảmkhoảng 27% so với những tháng đầu năm.

Vì vậy, giá đường nhập khẩu về VN sau khi cộng tất cả các khoản chi phí,thuế cũng chỉ khoảng 12.000 đồng- 13.000 đồng/kg nhưng giá đường bán lẻtrong nước hiện đã lên đến 20.000 đồng/kg (so với tháng trước tăng từ 2.000đồng- 3.000 đồng/kg).

Giá sữa vẫn cao chót vót

Giá nguyên liệu sữa trên thị trường thế giới cũng đang giảm khá mạnh, hiện còn khoảng 2.900 USD - 3.500 USD/tấn đối với sữa bột gầy (giảm từ 300 USD- 400 USD/tấn so với tháng trước). Gía nguyên liệu sữa nguyên kem tại thị trường Tây Âu còn 3.400 USD - 3.600 USD/tấn (giảm 100 USD/tấn)... Tuy nhiên, đến thời  điểm này giá sữa trong nước vẫn không hề giảm.

Điều đáng lo ngại là giá đường trong nước tăng hoàn toàn không phải vì thiếuhàng. Ngược lại, theo số liệu từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam, lượng đườngtồn kho tại các doanh nghiệp hiện vẫn còn rất lớn (khoảng 329.000 tấn chưakể 111.000 tấn đường đã được phép nhập khẩu từ đầu năm, trong đó còn 90.000tấn đường chưa nhập về, trong khi nhu cầu tiêu thụ hiện nay mỗi tháng chỉkhoảng 60.000 tấn- 70.000 tấn).

Ông Hà Hữu Phái, Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường VN, cho biết mới đây BộNN-PTNT và Bộ Công Thương đã thống nhất cho phép nhập khẩu thêm 150.000 tấnđường nữa (trước mắt cho phép nhập khẩu ngay 100.000 tấn, số còn lại dựphòng khi có biến động).

Thông tin từ giới chuyên môn cho biết nguồn đường dồi dào, giá thế giới giảmnhưng giá trong nước lại tăng là do giới đầu cơ đang làm giá cho mùa sảnxuất bánh trung thu sắp tới.

Theo Long Giang
Người lao động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.