Thủ tục làm khó doanh nghiệp

Tự làm khó mình

Do thủ tục rườm rà, thậm chílàm khó nhau, nên xuất khẩu hải sản 6 tháng đầu năm vào thị trường EU giảmđến 9% về lượng và giảm hơn 11% về giá trị. Sắp tới sẽ còn tiếp tục gặp khókhăn nếu không chấn chỉnh kịp thời.

Đó là phản ánh của  nhiềudoanh nghiệp (DN) và đại diện của một số tỉnh, thành khu vực phía Nam tạihội nghị “Tháo gỡ vướng mắc cho các DN xuất khẩu hải sản vào thị trường châuÂu” tổ chức tại TPHCM ngày 22-7.

Quy định bất khả thi

Theo Hiệp hội Chế biến vàXuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), để thực hiện các quy định của Hội đồngLiên minh châu Âu về nhập khẩu các mặt hàng hải sản vào khu vực này, từ đầunăm 2010, Bộ NN-PTNT ban hành quy chế chứng nhận thủy sản khai thác xuấtkhẩu vào thị trường châu Âu. Sau 6 tháng thực hiện cho thấy có quá nhiềuvướng mắc gây khó khăn cho các đơn vị xuất khẩu, gián tiếp cản trở xuất khẩu.

Nhiều DN cho biết cơ quanchức năng buộc DN phải có giấy chứng nhận “Sổ nhật ký” đánh bắt do thuyềntrưởng ký, trong khi DN không mua nguyên liệu trực tiếp từ tàu mà phần lớnđều mua qua thương lái. Còn muốn “truy” tìm ông thuyền trưởng thì chẳng khácnào “mò kim đáy bể” vì họ luôn lênh đênh trên biển, thay đổi tàu liên tục.

Thủ tục làm khó doanh nghiệp
Doanh nghiệp thường khó tiếp cận được tàu cá để làm thủ tục theo quy định hiện nay (Ảnh: Anh Đặng)

Tương tự là quy định “mỗigiấy chứng nhận khai thác chỉ cấp cho một tàu” cũng không hợp lý vì một lôhàng xuất khẩu thường được thu mua từ nhiều tàu khác nhau dẫn đến tình trạngDN phải chạy xin cấp khoảng 40 giấy chứng nhận và mất một vài tháng làchuyện thường.

Trường hợp DN mua sản phẩm qua nhiều vựa, từ các tàu đã bịxóa đăng ký cũng như giấy phép khai thác đã hết hạn thì không thể nào cóđược giấy chứng nhận thủy sản khai thác... Các DN còn phản ánh cách làm củacác địa phương, trung tâm vùng mỗi nơi khác nhau, không thống nhất nên rấtkhó cho DN.

Thủ tục làm khó doanh nghiệp

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó TổngThư ký VASEP, than: Để có được giấy chứng nhận khai thác phải có 3 loại giấyphép khai thác tàu cá, nhật ký khai thác của các tàu và giấy chứng nhận antoàn vệ sinh tàu cá là vô cùng khó khăn bởi nhiều chủ tàu không quan tâm đếncác loại giấy tờ này. Đặc biệt là giấy chứng nhận an toàn vệ sinh tàu cá chỉmới có một số tỉnh, thành cấp cho những tàu có mã lực từ 250 CV trở lên,trong khi tàu có mã lực dưới 250 CV chiếm đa số...

Tự làm khó mình

Ông Nam cho biết do DN phảitốn quá nhiều thời gian để chạy tới, chạy lui xin cấp giấy chứng nhận chomột lô hàng nên tình trạng bị mất khách hàng do các đối thủ ở Thái Lan,Philippines luôn tìm cách giành giật đang rất phổ biến. Ông dẫn chứng mộttàu đánh bắt ghẹ với sản lượng 30 - 50 kg/ngày, DN được khai tổng cộng 250kg/ngày/giấy. Như vậy, một container 50 tấn phải cần đến 200 tờ khai. Mộtcon số quá khủng khiếp.

Không “đẻ” thêm quy định

Sau khi nghe phản ánh của DN, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho rằng các cơ quan chức năng cần nhanh chóng rà soát các quy định. Thủ tục phải rõ ràng, minh bạch và công khai để tạo điều kiện cho DN xuất khẩu. Các địa phương không được phép “đẻ” thêm thủ tục bằng cách tự nghĩ ra gây khó khăn thêm cho DN.

Giám đốc một DN than thở hiệnđơn vị có 3 container hàng (trên 100 tấn) xuất khẩu đi châu Âu, khách hàngyêu cầu xuất thành 3 đợt nhưng cơ quan chức năng chỉ cấp một giấy chứng nhậnnên không xuất được. Bà Nguyễn Thị Ánh, Giám đốc Công ty Thủy sản Tigico (TiềnGiang), bức xúc: Bình thường mỗi tháng, công ty xuất 7-10 container sangchâu Âu nhưng gần đây, do thủ tục nhiêu khê nên lượng hàng xuất giảm đến50%. Công ty đã có nhiều văn bản gửi đến bộ, cơ quan chức năng để kêu cứunhưng vẫn không thấy động tĩnh gì...

Bà Nguyễn Thị Ánh cho biếtchúng ta đang tự làm khó nhau chứ không phải từ phía châu Âu. Yêu cầu của họlà chỉ cần chứng minh thủy sản khai thác ở đâu, còn khi chúng ta thực hiệnlại quá nhiêu khê. Ông Nguyễn Hoài Nam cũng cho rằng ngoài việc xác nhậnnguồn gốc xuất xứ thì mình lại làm khó nhau với quá nhiều thủ tục. Cần phảixem xét lại để giảm bớt các thủ tục không cần thiết; thống nhất cách làmtoàn hệ thống.

Theo Long Giang
Người lao động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.