Tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải thực hiện phân loại nợ

Về phân loại nợ và trích lập dự phòng, thông tư quy định cụ thể về 5 nhóm nợ (gồm nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ mất vốn và nợ có khả năng mất vốn) và tỷ lệ trích lập dự phòng tương ứng với mỗi nhóm; qua đó tổ chức TCQMN tính số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ dựa trên công thức đã được quy định tại thông tư.

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành quy định, tổ chức tài chính quy mô nhỏ (TCQMN)hoạt động tại Việt Nam phải thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sửdụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của mình.

Tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải thực hiện phân loại nợ
Theo Thông tư số 15/2010/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành ngày16/6, ít nhất mỗi quý một lần, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên củatháng đầu quý tiếp theo, tổ chức TCQMN thực hiện phân loại nợ và trích lậpdự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý trước.

Riêng đối với Quý IV, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng 12,tổ chức TCQMN thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đếnthời điểm cuối ngày 30 tháng 11.

Tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải thực hiện phân loại nợ

Đối với các khoản cho vay bằng nguồn vốn tài trợ, ủy thác của Bên thứ ba màBên thứ ba cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý rủi ro khi xảy ra rủi rothì tổ chức TCQMN không phải trích lập dự phòng rủi ro nhưng phải phân loạinợ theo quy định.

Về phân loại nợ và trích lập dự phòng, thông tư quy định cụ thể về 5 nhóm nợ(gồm nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ mất vốnvà nợ có khả năng mất vốn) và tỷ lệ trích lập dự phòng tương ứng với mỗinhóm; qua đó tổ chức TCQMN tính số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoảnnợ dựa trên công thức đã được quy định tại thông tư.

Các tổ chức TCQMN đượcyêu cầu phải trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,5% dư nợ gốc củatoàn bộ các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 theo quy định.

Ngoài ra, thông tư còn quy định cụ thể về sử dụng dự phòng; thành lập vànhiệm vụ của Hội đồng xử lý rủi ro; hồ sơ để làm căn cứ cho việc xử lý rủiro cho vay; hạch toán và báo cáo việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dựphòng để xử lý rủi ro cho vay; nhiệm vụ kiểm tra của NHNN (Cơ quan Thanh tra,giám sát ngân hàng), cũng như các trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính.

Theo An Hạ
Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.