VN nên chủ động mua lại 1,3 tỷ USD của BP

Đó là phương án Luật sư Trần Hữu Huỳnh  Trưởng ban Pháp chế VCCI đưa ra liên quan đến vụ chuyển nhượng khối tài sản 1,3 tỷ USD của Tập đoàn Dầu khí BP (Anh) tại Việt Nam. Khối tài sản mà BP giao bán đều là liên quan đến khai thác mỏ, sản xuất điện, thuộc lĩnh vực an ninh năng lượng, tài nguyên quốc gia. Vậy thưa ông, đây có thể coi như một thương vụ mua bán bình thường?

“VN vẫn có điều kiện để có thể chủ động mua lại toàn bộ, rồi kêu gọi vốn đầutư và liên doanh khác, lúc bấy giờ là quyền của VN”.

Đó là phương án Luật sư Trần Hữu Huỳnh - Trưởng ban Pháp chế VCCI đưa raliên quan đến vụ chuyển nhượng khối tài sản 1,3 tỷ USD của Tập đoàn Dầu khíBP (Anh) tại Việt Nam.

- Khối tài sản mà BP giao bán đều là liên quan đến khai thác mỏ, sản xuấtđiện, thuộc lĩnh vực an ninh năng lượng, tài nguyên quốc gia. Vậy thưa ông,đây có thể coi như một thương vụ mua bán bình thường?

Vấn đề an ninh năng lượng của quốc gia là vấn đề của quốc gia, mình không córàng buộc cái gì. Khi chấp nhận cho BP vào liên doanh thì không có ràng buộcgì về an ninh năng lượng quốc gia, nên điều đó cũng có nghĩa là không bắtbuộc người ta phải tuân thủ. 

Vấn đề đó không phải là điều kiện khi liên doanh nên quyền chuyển nhượng củangười ta là vấn đề thương mại hoàn toàn bình thường, như một thương vụ bìnhthường.

VN nên chủ động mua lại 1,3 tỷ USD của BP
Luật sư Trần Hữu Huỳnh - Trưởng ban Pháp chế VCCI

- Như vậy, thì các đối tác nếu ai mua cũng có thể được?

Theo tôi, liên quan đến người mua sắp tới thì cũng là vấn đề thương mại. Muavề làm kinh doanh nên phải có sự đồng thuận. Thực chất, nó như hình thức củamột công ty TNHH, nếu mình có điều kiện thì mua lại, còn nếu không thì ngườita cũng có quyền chuyển nhượng ra bên ngoài. 

VN nên chủ động mua lại 1,3 tỷ USD của BP

Còn đối tác mua sắp tới, thực ra mà nói không nằm trong chính sách. Khikhông ràng buộc thì người ta có quyền chuyển nhượng cho bất cứ công ty nào.Còn chuyển nhượng nếu mình có điều kiện thì mua, không có điều kiện thì sắptới người ta có quyền chuyển cho bên thứ ba nào khác. 

Tuy nhiên, trong TNHH muốn chuyển nhượng vốn ra ngoài thì phải hỏi đối táctrong cùng liên doanh của mình và bán cho đối tác đó trước. Nếu đối tác đókhông mua hoặc không mua với giá mình đưa ra thì được quyền bán ra bên ngoài.Song, bán ra bên ngoài cũng phải với điều kiện thương mại là không được bánthấp hơn giá bán cho các đối tác.

- Vậy việc chuyển nhượng của BP có phải tuân theo điều kiện nào không, thưaông?

Đã gia nhập WTO không được phân biệt đối xử, vấn đề ở đây cũng là thương mạibình thường chứ không có cái nào để trong trường hợp nói là an ninh quốc gialà thuộc chủ quyền hoàn toàn. Nếu thuộc chủ quyền quốc gia hoàn toàn thì sẽđể nhà nước VN có quyền quyết định có thể bán cho ai hay liên doanh với ai. 

Nếu điều kiện liên doanh không đặt ra không được rút vốn, chuyển nhượng vốnthì BP có quyền chuyển nhượng. Còn họ chuyển nhượng cho ai thì đều phải tuântheo điều kiện của WTO.

VN nên chủ động mua lại 1,3 tỷ USD của BP

Khối tài sản mà BP giao bán đều là các công trình đồng sở hữu, liên quan đến khai thác mỏ, sản xuất điện, thuộc lĩnh vực an ninh năng lượng, tài nguyên quốc gia (Ảnh: Báo Công Thương)

- Vậy phương án VN nên đặt ra với thương vụ này như thế nào?

Khi lựa chọn BP làm đối tác liên doanh, tôi đánh giá là một lựa chọn tốt vềgiá trị thương hiệu vì họ là tập đoàn lớn, có kinh nghiệm, có thương hiệu vàcó ảnh hưởng lớn. Việc chuyển nhượng này chẳng qua là do họ có những khókhăn đặc biệt, là sự kiện bất khả kháng là tràn dầu ở Vịnh Mexico. Đây chỉlà câu chuyện của tình huống đặc biệt. 

Vì lý do đặc biệt phải rút ra, vấn đề xử lý còn lại là rất khó để lựa chọnđối tác thay thế. Tuy nhiên, mình vẫn có điều kiện để có thể chủ động mualại toàn bộ, rồi kêu gọi vốn đầu tư và liên doanh khác, lúc bấy giờ là quyềncủa VN. Thực chất đây không phải là mình chuyển nhượng mà mình mua trước. 

Đấy có thể coi là một phương án, nhưng vấn đề là điều kiện tài chính, côngnghệ có cho phép không. Cái này phải tính toán cụ thể.

Theo N.Yến
Bee


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.