“Xế ngoại” ế ẩm: Thử tìm nguyên nhân

Trong , các tác giả đã ít nhiều đề cập đến một nghịch lý tại thị trường ôtô nhập khẩu hiện nay, là dường như sức mua của thị trường đang dần “miễn dịch” đối với các chính sách kích cầu của doanh nghiệp

Thị trường xe hơi nhập khẩu hiệnđang rơi vào tình cảnh ế ẩm nhất kể từ năm 2009 đến nay.

Trong, các tác giả đã ít nhiều đềcập đến một nghịch lý tại thị trường ôtô nhập khẩu hiện nay, là dường như sứcmua của thị trường đang dần “miễn dịch” đối với các chính sách kích cầu củadoanh nghiệp.

Trao đổi với phóng viên, đại diện nhiều doanh nghiệp cho biết, ngay từ giữatháng 3/2010, khi nhận thấy nguy cơ thị trường có thể ảm đạm kéo dài, hàng loạtsalon xe hơi nhập khẩu đã tiến hành các chương trình giảm giá, khuyến mại, tặngphụ kiện với giá trị lớn thậm chí tới mức “sốc”, song sức mua vẫn không được cảithiện. Trong khi đó, thông thường mỗi khi các doanh nghiệp tiến hành khuyến mại,số lượng khách hàng đặt mua gần như lập tức tăng lên.

Vậy nguyên nhân nằm ở đâu? Qua tham khảo ý kiến một số nhà phân tích, các thươngnhân kinh doanh ôtô nhập khẩu và phỏng vấn ngẫu nhiên khách hàng, có thể tạm rútra một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ế ẩm “xế ngoại” hiện nay.

Khó khăn tài chính cá nhân

Thực tế là thị trường ôtô Việt Nam mặc dù không hoàn toàn phụ thuộc song vẫnluôn chịu ảnh hưởng lớn từ các thị trường tài chính như chứng khoán, ngoại tệhay vàng. Do đó, khi một trong các kênh đầu tư tài chính này rơi vào khó khănhoặc chậm tăng trưởng, sức mua tại thị trường ôtô cũng khó khăn theo.

Dựa trên các tổng hợp thông tin khách hàng của các nhà cung cấp ôtô, có thể thấyrằng ít nhất hơn 60% khách hàng mua xe là các nhà đầu tư chứng khoán, vàng,ngoại tệ hoặc các nhân viên tín dụng, ngân hàng.

Vì vậy, khi nguồn lợi nhuận từ các kênh đầu tư này bấp bênh, giảm sút hoặc thậmchí thua lỗ; khi ngành tài chính gặp ít nhiều khó khăn thì nguồn tiền dư dả đủđể các cá nhân sử dụng để mua món hàng được coi là xa xỉ như xe hơi tất nhiên bịảnh hưởng lớn.

Một số khách hàng cho biết, sở dĩ họ vẫn đi xem xe vì đang có nhu cầu mua xe.Tuy nhiên, do đầu tư chứng khoán thời gian này vẫn đang loanh quanh ở mức hòavốn hoặc nếu lãi thì cũng ở mức nhỏ, trong khi đầu tư vàng hay ngoại tệ còn tiềmẩn nhiều rủi ro, nên sẽ khó có quyết định mua xe.

Ở một khía cạnh khác, cho dù nhiều cá nhân có dư tài chính song trong bối cảnhkinh tế còn khó khăn, nhu cầu giữ an toàn đồng vốn vẫn được ưu tiên hơn so vớinhu cầu mua xe. Cùng lúc đó, các ngân hàng cũng đang có xu hướng thu hẹp dần đốivới các khoản cho vay tiêu dùng.

“Xế ngoại” ế ẩm: Thử tìm nguyên nhân

Dựa trên các tổng hợp thông tin khách hàng của các nhà cung cấp ôtô, có thể thấy rằng ít nhất hơn 60% khách hàng mua xe là các nhà đầu tư chứng khoán, vàng, ngoại tệ hoặc các nhân viên tín dụng, ngân hàng (Ảnh: Đức Thọ)

Bão ngoại, ngại nội

Cuộc khủng hoảng thu hồi xe trên diện rộng tại các thị trường ôtô lớn trên thếgiới, trên thực tế, đã và đang gây những ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường ôtôtrong nước.

Một lần, lãnh đạo một nhà phân phối xe hơi nhập khẩu lớn tại Việt Nam nửa đùanửa thật với tác giả rằng, xét trên góc độ nào đó, các nhà phân phối ôtô quakênh chính thức cần phải cảm ơn cuộc khủng hoảng thu hồi xe của Toyota. Vì saovậy? 

Bài viết “Phíasau khủng hoảng thu hồi xe của Toyota” đăng ngày 8/3/2010, đãđề cập đến một bài học được rút ra từ khủng hoảng thu hồi xe Toyota là “làmphẳng tiêu dùng”. Thực tế cho thấy, lâu nay đa số khách hàng người Việt khi muaxe hơi thường chú ý nhiều hơn đến câu chuyện giá, trong khi có xu hướng coi nhẹdịch vụ hậu mãi. Ngược lại, ở các thị trường ôtô lớn trên thế giới, đa số ngườitiêu dùng lại đặt dịch vụ hậu mãi lên hàng đầu.

Lấy ví dụ với các loại xe được phân phối qua kênh chính thức hoặc không chínhthức. Do không phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe về kỹ thuật, cơ sở hạ tầng haydịch vụ hậu mãi từ nhà sản xuất nên các loại xe được phân phối qua kênh khôngchính thức thường có mức giá bán thấp hơn khá nhiều so với xe phân phối chínhthức.

Đổi lại, những xe này hầu hết đều không được hưởng chế độ bảo hành toàn cầu củanhà sản xuất, thậm chí không ít salon cung cấp xe theo dạng mua đứt bán đoạn. Vàkhi các nhà sản xuất thu hồi xe do phát hiện lỗi kỹ thuật, những chiếc xe này đãkhông được hưởng quyền lợi vốn dĩ là “đương nhiên” đó.

Vậy là, khi cuộc khủng hoảng thu hồi xe lan rộng sang rất nhiều hãng xe sauToyota, khách hàng Việt bắt đầu nhận thấy vai trò quan trọng của dịch vụ hậu mãi.Khi đa số các doanh nghiệp nhập khẩu nhỏ lẻ không đáp ứng được chế độ bảo hànhtoàn cầu, người ta bắt đầu e ngại và chuyển dần sang mua xe từ nhà phân phốichính thức.

Đây cũng là một lý giải cho hiện tượng tại sao khi đa số các salon xe hơi nhậpkhẩu nhỏ lẻ ế ẩm thì nhiều nhà phân phối chính thức thậm chí còn không có đủ xeđể bán.

Sức ép từ xe trong nước

Cũng xuất phát từ mối lo ngại thu hồi xe vẫn còn tiếp diễn, thị trường xe hơinhập khẩu mất dần thị phần còn do nhiều khách hàng chuyển sang mua xe lắp ráptrong nước nhằm tìm kiếm sự “an toàn” trong công tác hậu mãi.

“Xe nhập chính hãng chủ yếu là xe cao cấp nên không hợp túi tiền mà mua xe ngoàiluồng lại lo chất lượng dịch vụ. Vì vậy, những người có thu nhập dạng trung bìnhkhá như tôi buộc phải lựa chọn xe lắp ráp trong nước, mặc dù còn chưa hài lònglắm”, một khách hàng có mặt tại đại lý Ford Thăng Long cho biết.

Trong khi đó, chuyển động cùng chiều với lượng khách chuyển sang mua xe lắp ráptrong nước, 3 tháng trở lại đây, sản lượng bán hàng của các doanh nghiệp thànhviên của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) liên tục tăng.

Ví dụ trong tháng 2/2010, tổng doanh số của các thành viên VAMA chỉ đạt 5.030 xe,thì sang tháng 3 tăng lên 9.298 xe và tháng 4 đạt 9.551 xe. Theo dự báo, sảnlượng bán hàng trong tháng 5 của các thành viên VAMA sẽ tiếp tục tăng so vớitháng 4, mặc dù không nhiều.

Khi người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn về chất lượng sản phẩm và dịch vụ,đồng thời sự chuyên nghiệp hóa trong sản xuất và kinh doanh của các hãng xetrong nước buộc phải tăng lên, thì hệ quả gần như tất yếu là sức ép của “hàngnội” lên “hàng ngoại” cũng sẽ dần lớn mạnh.

Theo Đức Thọ
VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.