8 căn bệnh mà cẩn thận còn "sống chung với lũ", sơ sẩy thì vào ngay "cửa tử": Nam giới cần để tâm 1 thì nữ giới phải chú ý 10

Phòng bệnh lúc nào cũng tốt hơn chữa bệnh, vậy nên, mỗi người nên nắm vững các dấu hiệu cơ bản của những căn bệnh, đặc biệt là những bệnh nguy hiểm.

Phòng bệnh lúc nào cũng tốt hơn chữa bệnh, vậy nên, mỗi người nên nắm vững các dấu hiệu cơ bản của những căn bệnh, đặc biệt là những bệnh nguy hiểm và có triệu chứng dễ bị nhầm lẫn dẫn đến việc chẩn đoán sai để tự bảo vệ chính mình và gia đình.

8 căn bệnh cùng những triệu chứng đi kèm mà bạn nhất định phải chú ý tới, đặc biệt khi bạn là phụ nữ.

1. Đột quỵ

Đột quỵ luôn nằm trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và dị tật. Một số các triệu chứng thường gặp của căn bệnh này mà chúng ta vẫn hay nghe là một hoặc hai mắt nhìn không rõ, tê liệt một bên cơ thể, nói khó khăn, gặp các vấn đề về nhận thức và mất thăng bằng.

Thế nhưng bạn không biết rằng có những dấu hiệu khác chỉ có ở phụ nữ và thường bị chẩn đoán sai. Chúng bao gồm buồn nôn, co giật, khó thở, nấc cục đột ngột và đau đớn, choáng ngất và sự yếu đuối.

2. Đau cơ xơ hóa (Fibromyalgia)

Đau cơ xơ là căn bệnh ảnh hưởng từ 2% – 8% dân số, trong đó phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 2 lần nam giới.

Những dấu hiệu đặc trưng bao gồm các cơn đau kinh niên, sự mệt mỏi, khó ngủ và hay quên. Vì nhiều triệu chứng trong số đó không cụ thể và khác biệt so với nhiều căn bệnh khác nên bệnh này hay bị chẩn đoán nhầm.

Tuy nhiên, một dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh đau cơ xơ là người mắc bệnh sẽ có những điểm cụ thể nhạy cảm với cơn đau hơn những chỗ khác. Sự kết hợp của những điểm mềm như khuỷu tay, đầu gối, mông, vai, ngực, cổ và nền sọ có thể phản ánh sự đau đớn của bệnh đau cơ xơ hóa.

3. Bệnh Lyme

Đây là một căn bệnh nhiễm trùng đặc biệt lây qua những con bọ ve và có thể gây tê liệt cơ mặt, tổn thương não nghiêm trọng và làm giảm khả năng vận động nếu không được chữa trị kịp thời.

Những dấu hiệu phổ biến và dễ nhận thấy nhất là một nốt ban thẫm màu ở nơi bị bọ ve cắn, xung quanh là một quầng ban nhạt hơn, trông giống mắt của một con bò đực.

Tuy nhiên, chứng phát ban không phải lúc nào cũng ở hình dạng đó và khoảng 30% những người mắc bệnh Lyme không có dấu hiệu phát ban. Một số các triệu chứng khác lại giống với bệnh cảm cúm: đau đầu, cứng khớp, sốt và khó chịu.

4. Hội chứng đau ruột kích thích

Hội chứng đau ruột kích thích (IBS) là một nguyên nhân khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và có thể dễ bị nhầm lẫn với những căn bệnh khác như viêm ruột, lây nhiễm H. pylori, Celiac và ký sinh trùng.

8 căn bệnh mà cẩn thận còn sống chung với lũ, sơ sẩy thì vào ngay cửa tử: Nam giới cần để tâm 1 thì nữ giới phải chú ý 10-1
Dấu hiệu của IBS là sự đầy hơi, ăn không ngon, xì hơi và những lần đi đại tiện bất thường (tiêu chảy hoặc táo bón). Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 3 lần nam giới và nhiều báo cáo cho thấy rằng các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn do kỳ kinh nguyệt ở chị em.

5. Trầm cảm

Mặc dù thế giới đang phát triển hướng tới sự bình đẳng nhưng còn cần phải có nhiều hành động thiết thực hơn nữa bởi cảm giác bị coi thường vẫn tồn tại và ám ảnh người phụ nữ ở bất cứ nơi đâu, thậm chí là trong lĩnh vực y tế.

Nhiều chị em phụ nữ tâm sự với bác sĩ về việc những triệu chứng của bệnh trầm cảm đã được chữa trị như thể đó chỉ là một sự dao động về cảm xúc và sớm hay muộn cũng sẽ biến mất.

Tuy nhiên, trầm cảm lại là một căn bệnh tâm lý nghiêm trọng gây nên bởi nhiều yếu tố khác nhau và cũng biểu hiện theo những cách khác nhau như sự thờ ơ, mệt mỏi, không có khả năng để hòa nhập vào những hoạt động mang đến sự vui vẻ, tránh xa xã hội, tự nghi ngờ về bản thân và nghĩ nhiều về những thiếu sót của mình…

6. Lạc nội mạc tử cung (Endometriosis)

Lạc nội mạc tử cung là một căn bệnh khiến cho hàng triệu phụ nữ trên toàn thế giới phải khổ sở nhưng nguyên nhân gây bệnh thì lại chưa thể xác định được. Các bác sĩ dường như cũng rất do dự khi chẩn đoán về căn bệnh này.

Bệnh xảy ra khi các tế bào cùng loại với niêm mạc buồng trứng phát triển bên ngoài buồng trứng, và gây ra cơn đau dữ dội ở vùng xương chậu nếu không may mắc bệnh. Căn bệnh cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh vô sinh và có khoảng một nửa phụ nữ mắc bệnh rơi vào tình trạng này.

Một triệu chứng phổ biến nữa của Lạc nội mạc tử cung là sự đau đớn khi giao hợp. Mặc dù bệnh này chưa có cách chữa trị nhưng việc chẩn đoán sớn có thể giúp chị em giảm nhẹ các triệu chứng, làm chậm quá trình và tránh được tình trạng vô sinh.

7. Bệnh Lupus

Lupus là một căn bệnh không thể chữa khỏi và có thể di truyền từ thể hệ này qua thế hệ khác, đồng thời, nó cũng có nhiều triệu chứng giống như các bệnh về hệ thống miễn dịch tự động khác. Phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới đến 5 lần dù nam giới nếu mắc phải bệnh này thường có tiên lượng xấu hơn.

8 căn bệnh mà cẩn thận còn sống chung với lũ, sơ sẩy thì vào ngay cửa tử: Nam giới cần để tâm 1 thì nữ giới phải chú ý 10-2
Lupus đã từng được coi là một căn bệnh nan y nhưng ngày nay, 90% người có thể chung sống một đời trọn vẹn với căn bệnh này. Để đảm bảo chữa trị hiệu quả, người bệnh cần được phát hiện và chẩn đoán kịp thời. Dấu hiệu rõ nhất của bệnh Lupus là sự phát ban ở vùng mũi và má có hình dạng giống như một con bướm.

8. Đau tim

Đau tim là một trong những "sát thủ" nguy hiểm nhất đối với con người với dấu hiệu phổ biến và dễ thấy nhất là cơn đau ở ngực. Tuy nhiên, căn bệnh này còn có nhiều triệu chứng khác không liên quan tới bộ phận này, và những người phụ nữ từng bị ngừng tim cho thấy họ trải qua những triệu chứng đó ở một tỷ lệ cao hơn nam giới.

Những dấu hiệu khác của bệnh tim bao gồm: chóng mặt, mệt mỏi bất thường, đổ mồ hôi, buồn nôn, khó thở và đau hoặc thấy không thoải mái ở hàm, cổ, lưng và một số vùng ở vai hoặc cánh tay.

Theo Trí thức trẻ


đau cơ xơ

tổn thương não

đột quỵ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.