Ăn thực phẩm bị cháy có mắc ung thư không?

Các nhà khoa học đã đặt câu hỏi liệu việc tiêu thụ acrylamide, chất hóa học có trong thực phẩm bị cháy có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe không.

Thực phẩm cháy có xu hướng tăng hương vị

Có một số người thích ăn đồ cháy vì nó làm tăng hương vị. Huấn luyện viên sức khỏe toàn diện Azhar Ali Sayed (Ấn Độ) giải thích rằng phản ứng Maillard là cơ chế tạo ra màu nâu và hương vị đặc trưng của thực phẩm. Vì vậy, nó nâng cao hương vị của thực phẩm.

Lời khuyên khi chọn phương pháp nấu ăn ở nhiệt độ cao

Nấu ăn ở nhà có thể dễ dàng giúp bạn tạo ra bữa ăn lành mạnh, nhưng hãy luôn chú ý đến thời gian. Sayed nói rằng sự mất mát dinh dưỡng tăng theo thời gian nấu vì một số vitamin nhạy cảm hơn với nhiệt.

Đây là những việc cần làm khi bạn áp dụng phương pháp nấu ăn ở nhiệt độ cao:
- Khi sử dụng kỹ thuật nấu ở nhiệt độ cao, điều quan trọng là chỉ nấu thức ăn cho đến khi có màu vàng nâu và không được chuyển sang màu nâu sẫm hoặc cháy xém.

- Để rút ngắn thời gian nấu một số loại thịt và rau, hãy luộc chín trước khi sử dụng.

Dù là quay, luộc, nướng hay chiên, bạn chỉ cần ghi nhớ những nguyên tắc trên để tránh làm cháy thức ăn mà vẫn giữ được hương vị hấp dẫn của nó.

Acrylamide hoặc thức ăn cháy có gây ung thư không?

Ăn thực phẩm bị cháy có mắc ung thư không?-1

Theo cancerresearchuk.org , chất acrylamide có trong thực phẩm cháy như bánh mì nướng cháy, khoai tây chiên cháy hoặc thịt cháy cạnh không có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư.

Các nghiên cứu cho thấy chưa có dấu hiệu acrylamide từ thực phẩm gây ung thư ở người. Bạn không cần phải tránh acrylamide để có chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Nhưng một số thực phẩm có acrylamide lại chứa nhiều calo nên có thể khiến bạn khó duy trì cân nặng phù hợp.

Để biết thức ăn cháy là tốt hay xấu cho sức khỏe, HealthShots đã kết nối với huấn luyện viên sức khỏe toàn diện Azhar Ali Sayed (Ấn Độ) và có được câu trả lời đầy đủ.

Theo Azhar Ali Sayed, khi bắt đầu nấu ăn, chúng ta thấy thức ăn có những thay đổi. Chúng không chỉ trở nên mềm hơn mà còn trải qua một số thay đổi hóa học trong quá trình nấu. Tất cả điều này giúp làm cho thức ăn phù hợp với nhu cầu của chúng ta.

“Nhiệt làm tăng tốc các phản ứng hóa học, điều này có cả tác động tích cực và tiêu cực đối với bữa ăn”, Sayed nói.

Ngoài việc khiến thức ăn khó tiêu hóa và chuyển hóa hơn, nấu quá chín còn có thể khiến thức ăn bị cháy khét. Nó giải phóng các hợp chất như acrylamide không tốt cho sức khỏe.

Nhà hóa học Lauren Robin của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm tại Ấn Độ cho biết, trong các phương pháp nấu ở nhiệt độ cao, acrylamide có thể được hình thành trong một số thực phẩm như khoai tây, ngũ cốc, cà phê và bánh mì.

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, nó đã được chứng minh là gây ung thư ở động vật tiếp xúc với acrylamide liều rất cao.

Nhưng dĩ nhiên, không có bằng chứng nhất quán về tác động của acrylamide từ việc tiêu thụ thực phẩm đối với bệnh ung thư ở người.

Mặc dù vậy, acrylamide được Chương trình Chất độc Quốc gia Hoa Kỳ và Tổ chức Nông lương/Ủy ban Chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới về Phụ gia Thực phẩm coi là mối lo ngại về sức khỏe con người.

Theo Giáo Dục & Thời Đại

Xem link gốc Ẩn link gốc https://giaoducthoidai.vn/an-thuc-pham-bi-chay-co-mac-ung-thu-khong-post657700.html

Thực phẩm gây ung thư


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.