- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bác sĩ ở Hà Nội nói “không nên chủ quan”, đặc biệt là nhóm người có nguy cơ nhiễm cúm nặng!
Nhiều người hiểu nhầm hoặc hiểu sai về bệnh cúm và cảm cúm nên không ít người dân chủ quan trong phòng bệnh cúm. Đặc biệt đối với người có bệnh lý nền, người cao tuổi, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai…, khiến bệnh có thể diễn tiến nặng.
ThS.Bs Đồng Phú Khiêm - Phó Giám đốc trung tâm hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, cho biết, cúm mùa là bệnh do những chủng vi rút cúm vẫn đang lưu hành trong cộng đồng (phổ biến gần đây thường là cúm A/H1N1, cúm A/H3N2, cúm, thường bùng phát thành các đợt dịch nhỏ lẻ thỉnh thoảng có những đợt bùng phát trên quy mô lớn.
ThS.Bs Đồng Phú Khiêm đang thăm khám cho bệnh nhân nặng
Theo chuyên gia, trong 2-3 năm vừa qua, có lẽ do ảnh hưởng của COVID-19, mọi người thực hiện giãn cách xã hội và đeo khẩu trang thường xuyên hơn, nên số ca nhiễm cúm, đặc biệt là cúm nặng, giảm đáng kể.
"Bây giờ, khi COVID-19 đã lắng xuống, mọi người dần quay lại cuộc sống bình thường và trở nên chủ quan hơn, nên cúm cũng tái xuất như trước, thậm chí có những đợt bùng phát là điều dễ hiểu," bác sĩ nhận định.
ThS.Bs Đồng Phú Khiêm chia sẻ thêm, cúm mùa có thể nói có "độc lực thấp" nên thường chỉ gây bệnh cảnh cúm nặng ở những người có yếu tố nguy cơ cao. Cụ thể là người già trên 65 tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai 3 tháng cuối, người có bệnh lý nền hô hấp, tim mạch, suy giảm miễn dịch...). Vì vậy không phải quá hoang mang lo lắng về cúm mùa, nhưng cũng “Không nên chủ quan” đặc biệt là với nhóm có “Nguy cơ nhiễm cúm nặng”.
“Vì biểu hiện cúm rất khó phân biệt với các biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các căn nguyên khác, nhưng việc chẩn đoán được sớm, dùng thuốc kháng vi rút phù hợp có thể ngăn ngừa nguy cơ nhiễm nặng và thậm chí tử vong cho nhiều người”, Phó Giám đốc trung tâm hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, nhấn mạnh.
Chuyên gia khuyến cáo những người có bệnh lý nền cần hết sức lưu ý (ảnh tư liệu)
MỘT SỐ KHUYẾN CÁO VỚI NGƯỜI DÂN
Những người có bệnh lý nền cần hết sức lưu ý, khi có biểu hiện SÔT, ĐAU RÁT HỌNG, HẮT HƠI, SỔ MŨI nên được đi khám sàng lọc cúm và đánh giá và cân nhắc cho dùng thuốc kháng vi rút cúm sớm để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm cúm nặng. Chứ để đến lúc nặng rồi mới đi viện khám, điều trị tốn kém và khó khăn.
Không tự ý mua kháng sinh dùng: Vì kháng sinh ko có tác dụng với cúm mà có nhiều tác hại trong trường hợp này.
Không tự ý mua thuốc kháng vi rút uống, điều này có thể gây tốn kém không cần thiết, có thể làm khán hiếm thuốc gây khó khăn cho người có chỉ định cần, hoặc gây gia tăng đề kháng thuốc.
Thuốc kháng vi rút chỉ có lợi những người có nguy cơ nhiễm cúm nặng, những người có biểu hiện nhiễm cúm nặng.
Nên tiêm phòng ngừa cúm hàng năm đặc biệt là người có tuổi, có bệnh nền tim mạch, hô hấp, tiểu đường, xơ gan, suy giảm miễn dịch...
Theo doisongphapluat.nguoiduatin
-
Sức khỏe8 giờ trướcGừng là loại gia vị rất thường thấy trong cuộc sống, cũng có tác dụng bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.
-
Sức khỏe11 giờ trướcNhững người có hệ miễn dịch yếu, người sẵn bệnh nền, người cao tuổi thường có nguy cơ bị virus tấn công mạnh vào hệ hô hấp, gây ra những biến chứng nguy hiểm.
-
Sức khỏe14 giờ trướcQuả mơ, với vẻ ngoài căng mẩy vàng ươm, hương vị chua ngọt hấp dẫn không chỉ là một loại trái cây thơm ngon mà còn là 'vị thuốc' quý giá mà thiên nhiên ban tặng. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe không phải ai cũng biết của loại quả quen thuộc này.
-
Sức khỏe14 giờ trướcSau 2 tuần điều trị, vết thương của người phụ nự gặp biến chứng sau khi hút mỡ bụng đã lành, được xuất viện.
-
Sức khỏe14 giờ trướcViệt Nam ghi nhận 8 ca tử vong do bệnh cúm mùa trong năm 2024 và hàng trăm ngàn người mắc. Bộ Y tế khuyến cáo người bệnh không tự điều trị
-
Sức khỏe16 giờ trướcCảm lạnh và cúm đều là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra nhưng khác nhau về triệu chứng, mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBệnh viện Bạch Mai đang điều trị cho nhiều bệnh nhân bị cúm A trong đó có các trường hợp phải thở máy, lọc máu để duy trì sự sống.
-
Sức khỏe1 ngày trướcThấy một vết máu nhỏ trên áo, người phụ nữ đi khám được chẩn đoán ung thư vú hai bên.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhông chỉ là một nguyên liệu quen thuộc trong bếp, củ cải còn là một nguồn dinh dưỡng quý giá.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĐang làm việc tại Nhật Bản, bác sĩ Phạm Nguyên Quý đưa ra phân tích về tình trạng của Từ Hy Viên, bệnh cúm và y tế Nhật Bản.
-
Sức khỏe1 ngày trướcChỉ vài giây sau khi được tiêm filler vào trán, chị H. ở Hà Nội đã có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, đau nhức dữ dội, mờ mắt ngay, phải đi cấp cứu.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSau 4 ngày được các bác sĩ Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An tích cực điều trị, nhưng do uống phải liều lượng thuốc quá nhiều, nên cháu K. đã tử vong.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBác sĩ đã chỉ ra “kẻ giết người thầm lặng” khiến bệnh nhân chủ quan, bỏ lỡ thời điểm vàng để điều trị.