- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Loại củ trắng nõn, giá rẻ bèo siêu tốt cho gan
Không chỉ là một nguyên liệu quen thuộc trong bếp, củ cải còn là một nguồn dinh dưỡng quý giá.
Củ cải trắng chứa nhiều vitamin và khoáng chất bao gồm: kali, mangan, vitamin A, K, C, vitamin B9, lutein, beta-carotene và zeaxanthin.
Thân, rễ, lá của loài thực vật này đều là các kho dinh dưỡng giá trị trong chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm gây ra, đồng thời hỗ trợ tăng cường sức khỏe.
Flavonoid và axit phenolic trong củ cải có khả năng tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh và ngăn chặn sự phát triển của chúng.
Củ cải trắng có khả năng tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Ảnh minh họa.
Không những thế, loại rau này còn là nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa tự nhiên như: vitamin C, vitamin E và beta-carotene cùng phenolic giúp ngăn ngừa bệnh tật và bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do gây hại.
Các nghiên cứu khoa học đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị sức khỏe đa dạng của củ cải, từ việc bảo vệ tim mạch, cải thiện hệ tiêu hóa đến hỗ trợ quá trình giảm cân.
Bảo vệ gan
Lợi ích sức khỏe của củ cải thể hiện ở tác dụng chăm sóc gan siêu việt với khả năng làm giảm các tổn thương gan, do lạm dụng rượu hoặc thuốc gây ra, điều chỉnh men gan trở lại mức bình thường và tái tạo tế bào gan bằng vitamin C, flavonoid và polyphenol, hỗ trợ gan hoạt động tốt hơn.
Củ cải với hàm lượng chất chống oxy hóa cao còn có thể bảo vệ gan chống lại tác hại của các gốc tự do, giảm stress oxy hóa và làm giảm các nguy cơ mắc bệnh về gan.
Các hợp chất phenolic trong củ cải có thể vô hiệu hóa các phản ứng có hại, giúp bảo vệ và tăng cường cấu trúc và chức năng gan.
6 thực phẩm đại kỵ với củ cải trắng
Theo tờ QQ, không nên kết hợp củ cải trắng với các loại thực phẩm như: nấm, sữa... bằng không sẽ sinh ra nhiều bệnh, nặng hơn là gây ngộ độc.
1. Củ cải trắng với loại thuốc Trung Quốc
Nếu bạn đang chữa bệnh bằng các bài thuốc Trung Quốc thì tuyệt đối không được ăn củ cải trắng. Nguyên nhân là củ cải trắng có tác dụng hạ khí, khiến cơ thể bài tiết nhiều hơn, làm giảm khả năng hấp thụ tinh hoa của các loại thuốc. Do đó, dù bạn có là tín đồ của món củ cải trắng mà đang trong quá trình điều trị bệnh thì đừng nên ăn loại thực phẩm này nhé!
2. Củ cải trắng và nhân sâm
Củ cải trắng có nhiều công dụng giống với nhân sâm nên còn có tên gọi khác là “nhân sâm trắng”. Tuy có nhiều công dụng giống nhau, nhưng khi kết hợp cả hai loại thực phẩm này thì lại nảy sinh hiện tượng xung khắc, gây hại cho sức khỏe người dùng.
Trong Đông Y, củ cải trắng là thực phẩm lạnh, trong khi nhân sâm là thực phẩm nóng. Nước với lửa kết hợp là đại kỵ, bởi lẽ chúng sẽ triệt tiêu nhau, cũng vì thế mà bạn sẽ không nhận được bất kỳ dinh dưỡng nào từ hai loại thực phẩm. Ngoài ra khi dùng nhân sâm chung với củ cải sẽ khiến người dùng bị đau bụng và mắc một số bệnh khác.
3. Củ cải trắng và quả cam
Củ cải trắng kết hợp với cam làm suy giảm tuyến giáp và tăng nguy cơ mắc bệnh bướu cổ. Ảnh minh họa.
Theo nghiên cứu, cam có chứa nhiều flavonoid trong khi củ cải trắng lại có nhiều thiosulfate. Hai chất này khi kết hợp sẽ sinh phản ứng hóa học tạo thành một chất mới là thiocyanate. Đây là chất nguy hiểm cho con người, là nguyên nhân làm suy giảm tuyến giáp và tăng nguy cơ mắc bệnh bướu cổ. Do đó, theo chuyên gia trên tờ QQ, nếu trước đó có lỡ ăn quá nhiều cam thì bạn không nên ăn thêm củ cải trắng.
Ngoài quả cam, bạn không nên dùng củ cải trắng khi đã ăn một số loại trái cây khác như: lê, táo, nho,… Bởi lẽ, trong những loại quả này chứa một lượng lớn cetan đồng, khi kết hợp với axit cyanogen từ củ cải sẽ làm suy giảm chức năng của tuyến giáp, gây ra triệu chứng bướu cổ.
4. Củ cải trắng và nấm
Khi ăn củ cải trắng với nấm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về da, đặc biệt là tình trạng viêm da, cực kì có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, nếu cố tiêu thụ hai loại thực phẩm này, cơ thể bạn có thể đối diện với nguy cơ mất nước và tổn thương lá lách. Lời khuyên cho bạn là không nên ăn chung củ cải trắng và nấm.
5. Củ cải trắng và cà rốt
Khi kết hợp củ cải trắng với cà rốt sẽ làm giảm tác dụng của củ cải trắng. Bởi lẽ trong cà rốt chứa một loại enzym là axit ascorbic và sẽ làm phân hủy vitamin C có trong củ cải trắng. Do đó, nếu bạn đang ý định dùng củ cải trắng để bổ sung vitamin C cho cơ thể, tuyệt đối không nên kết hợp cùng cà rốt.
6. Củ cải trắng và sữa
Theo trang Newstracklive, sữa không nên kết hợp với đồ mặn và đồ chua, trong đó bao gồm củ cải. Nếu bạn đã uống sữa, hay đợi ít nhất 2 tiếng rồi mới ăn củ cải. Bởi lẽ hai chất này khi kết hợp với nhau có thể sinh độc, gây bệnh ngoài da. Vậy nên không nên ăn củ cải trắng chung với sữa là lựa chọn tốt nhất.
Một số lưu ý khi dùng củ cải trắng:
- Không nên ăn củ cải sống liên tục trong thời gian dài. Bạn chỉ nên tiêu thụ 100-150g trong mỗi lần ăn. Sau khi ăn củ cải sống, không nên ăn các loại thức ăn khác trong vòng nửa tiếng. Điều này sẽ không làm các hoạt động chống ung thư, bị hòa tan hoặc mất tác dụng, đồng thời giúp củ cải phát huy được tốt nhất công dụng chữa bệnh.
- Trong Đông y, củ cải trắng có tính hàn. Người đang uống thuốc hoặc người có cơ thể yếu ớt, chân tay dễ bị lạnh thì không nên ăn củ cải trắng, tránh nguy cơ mang thêm bệnh vào người. Ngoài ra, bạn có thể chọn lựa phương pháp nấu chín sẽ đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Những người tì vị hư nhược, người bị tiêu chảy cần hạn chế ăn củ cải trắng. Người bệnh khi đang dùng các loại thuốc bổ có nhân sâm, cần kiêng củ cải để tránh làm giảm tác dụng của thuốc.
Theo Đời Sống Pháp Luật
-
Sức khỏe56 phút trướcBệnh viện Bạch Mai đang điều trị cho nhiều bệnh nhân bị cúm A trong đó có các trường hợp phải thở máy, lọc máu để duy trì sự sống.
-
Sức khỏe1 giờ trướcThấy một vết máu nhỏ trên áo, người phụ nữ đi khám được chẩn đoán ung thư vú hai bên.
-
Sức khỏe7 giờ trướcĐang làm việc tại Nhật Bản, bác sĩ Phạm Nguyên Quý đưa ra phân tích về tình trạng của Từ Hy Viên, bệnh cúm và y tế Nhật Bản.
-
Sức khỏe7 giờ trướcChỉ vài giây sau khi được tiêm filler vào trán, chị H. ở Hà Nội đã có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, đau nhức dữ dội, mờ mắt ngay, phải đi cấp cứu.
-
Sức khỏe11 giờ trướcSau 4 ngày được các bác sĩ Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An tích cực điều trị, nhưng do uống phải liều lượng thuốc quá nhiều, nên cháu K. đã tử vong.
-
Sức khỏe11 giờ trướcBác sĩ đã chỉ ra “kẻ giết người thầm lặng” khiến bệnh nhân chủ quan, bỏ lỡ thời điểm vàng để điều trị.
-
Sức khỏe11 giờ trướcTrong khi chờ khám, cô gái mắc bệnh cúm có những biểu hiện trở nặng, không kịp sử dụng ECMO.
-
Sức khỏe14 giờ trướcNghiên cứu mới cho thấy não người trung bình có thể chứa một thìa vi nhựa, khoảng 7g.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhiễm cúm A nguy hiểm thế nào là băn khoăn của nhiều người, hãy cùng tìm hiểu về bệnh cúm A trong bài viết dưới đây.
-
Sức khỏe1 ngày trướcBắp cải là loại rau phổ biến trong mùa đông và tốt cho sức khoẻ, nhưng nếu ăn nhiều bắp cải sẽ gây ra một số rủi ro với sức khoẻ.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTừ xa xưa, kỷ tử đã được sử dụng như một vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Ngày nay, với những nghiên cứu khoa học hiện đại, người ta đã chứng minh được những lợi ích tuyệt vời mà kỷ tử mang lại cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcGiới chức Ấn Độ đang điều tra căn bệnh bí ẩn gây tổn thương não và hệ thần kích đã cướp đi sinh mạng của 17 người, trong đó có 13 trẻ em.