- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bé trai Hà Nội đuối nước khi chơi ở bể bơi cùng gia đình
Bé trai bị trượt chân ngã xuống bể bơi khi đang đi chơi cùng gia đình. Sau vài phút không thấy con, gia đình tá hỏa đi tìm thì thấy em đang nằm úp mặt xuống đáy bể.
Bé được đưa lên bờ trong tình trạng bất tỉnh, tím tái. Gia đình và nhân viên cứu hộ đã nhanh chóng cấp cứu tại chỗ. Rất may mắn, sau gần một tuần được các bác sĩ điều trị tích cực, sức khỏe của em N.B đã dần ổn định và chuẩn bị được ra viện.
Chỉ từ đầu hè đến nay, Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận điều trị cho gần 10 trẻ đuối nước , trong đó có những trẻ tổn thương phổi nặng, suy đa tạng phải lọc máu, thậm chí có trẻ đã tử vong.
Không may mắn như trường hợp trên đây, bé trai V.A (12 tuổi, quê Hải Dương) nhập viện do bị rơi xuống nước khi đang chơi ở ao cá. Em được đưa lên bờ với biểu hiện tím tái. Sau khi sơ cứu, gia đình đưa bé đến bệnh viện đa khoa tỉnh cấp cứu. Bé trai được đặt ống nội khí quản, dùng thuốc vận mạch, rồi chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
Đến viện, bé đã suy tuần hoàn, suy hô hấp nặng, SpO2 chỉ còn 67% (trong khi bình thường phải trên 96%), chảy máu nhiều qua ống nội khí quản.
Dù đã được hồi sức tích cực tức thì như thở máy, duy trì thuốc vận mạch liều cao, lọc máu, tiêm kháng sinh và điều trị chống phù não nhưng tiên lượng của bệnh nhi vẫn rất nặng.
Một bệnh nhi đuối nước đang điều trị tại khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương.
Theo PGS.TS Tạ Anh Tuấn - Trưởng khoa Điều trị tích cực Nội khoa, đuối nước là tai nạn thường gặp ở trẻ em. Trẻ bị đuối nước có thể ngạt thở, dẫn đến tử vong nhanh chóng. Phần lớn trẻ bị đuối nước tử vong hoặc có các biến chứng nặng như: suy hô hấp, viêm phổi, hoặc di chứng tổn thương não do thiếu oxy kéo dài khi không được cấp cứu hoặc cấp cứu không đúng cách.
Chuyên gia khuyến cáo, trẻ bị đuối nước sau khi đưa lên bờ có thể tỉnh hoặc bất tỉnh, cần tiến hành cấp cứu tại chỗ ngay lập tức như sau:
- Đặt trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng trong tư thế đầu thấp. Cởi bỏ quần áo bị ướt và giữ ấm cho trẻ bằng mền hoặc vải, áo quần khô để tránh trẻ bị hạ thân nhiệt.
- Cần đảm bảo đường thở thông thoáng bằng việc lấy sạch đờm dãi, các dị vật ở miệng và mũi. Khi thực hiện, người cứu hộ cần hết sức bình tĩnh, không làm tổn thương thêm đường hô hấp của trẻ.
- Đánh giá trẻ bằng cách nhìn nghe và cảm nhận: lay gọi, quan sát lồng ngực trẻ, nếu không thấy di động hoặc nếu trẻ bất tỉnh, cần tiến hành hồi sức tim phổi ngay lập tức.
- Thực hiện hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thổi ngạt liên tục 2 lần cùng với xoa bóp tim ngoài lồng ngực: hai bàn tay chồng lên nhau và đặt giữa ngực trẻ, ấn mạnh xuống khoảng 2 - 3cm với nhịp điệu 2 lần/giây.
- Ngay sau khi hô hấp nhân tạo cần kiểm tra mạch đập của trẻ tại một trong các vị trí như mạch quay ở cổ tay, mạch cảnh ở cổ và mạch bẹn hoặc sờ vào lồng ngực trái để cảm nhận xem tim còn đập không. Khi không bắt được mạch hoặc thấy tim ngừng đập cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực kèm theo hô hấp nhân tạo.
Trong trường hợp trẻ còn tỉnh táo, cần đặt trẻ tư thế dẫn lưu nghiêng đầu trẻ sang bên, trẻ có thể tự thở trở lại.
Cần gọi hỗ trợ cấp cứu 115 hoặc các chuyên gia/bác sĩ quen biết.
Theo SKĐS
-
Sức khỏe1 giờ trướcMùng 6 Tết, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP. Hồ Chí Minh) tiếp nhận một bệnh nhi (26 tháng tuổi, trú tại Đồng Tháp) trong tình trạng bứt rứt, khó chịu, đau bụng, ói.
-
Sức khỏe2 giờ trướcNhiều người có thói quen lấy ráy tai thường xuyên nhưng phương pháp không đúng cách có thể gây hại cho tai lúc nào không hay, thậm chí là dẫn đến ung thư.
-
Sức khỏe13 giờ trướcTheo các bác sĩ, trẻ thiếu máu nhưng thừa sắt có thể do Thalassemia (tan máu bẩm sinh). Bệnh này có chi phí chữa trị tốn kém và cần phải phát hiện sớm để điều trị kịp thời.
-
Sức khỏe13 giờ trướcBệnh nhân vào viện trong tình trạng nôn ra máu đỏ tươi, tiếp xúc chậm, da xanh tái, niêm mạc nhợt, thể trạng gầy.
-
Sức khỏe14 giờ trướcNam thanh niên 24 tuổi đã tự tiêm filler để tăng kích cỡ dương vật. Sau hai năm, bộ phận này sưng tấy, rỉ mủ và hoại tử da.
-
Sức khỏe14 giờ trướcCác nghiên cứu đã cho thấy người tiêu thụ nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, cũng như bệnh tim mạch cao hơn bình thường.
-
Sức khỏe18 giờ trướcChiều 2/2, đại diện AstraZeneca Việt Nam cho biết, AstraZeneca và Bệnh viện Chợ Rẫy vừa ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2023-2025 nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bệnh nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía nam.
-
Sức khỏe18 giờ trướcKhi mở túi đựng thi thể, nhân viên nhà tang lễ phát hiện bệnh nhân 66 tuổi đang thở gấp.
-
Sức khỏe18 giờ trướcĐối phó với thời tiết nồm ẩm, chắc chắn nhiều người trong số chúng ta dễ stress. Đó là còn chưa kể sức khỏe bị ảnh hưởng.
-
Sức khỏe19 giờ trướcQuả dừa, trà xanh và một số thực phẩm rất phổ biến sẽ giúp cơ thể bạn thanh lọc sau kỳ nghỉ Tết ăn uống thả ga.
-
Sức khỏe22 giờ trướcSau khi uống rượu ngâm củ ấu tẩu, hai người đàn ông ở Hải Dương đều cảm thấy tức ngực, khó thở, phải nhập viện cấp cứu.
-
Sức khỏe23 giờ trướcLão hóa là quy luật tự nhiên, chẳng ai có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, tốc độ lão hóa ở mỗi người là khác nhau, có người bị lão hóa nhanh nhưng có người thì lại chậm.
-
Sức khỏe23 giờ trướcDù ở bất kỳ độ tuổi nào bạn cũng nên nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường của suy hô hấp để kịp thời chẩn đoán, điều trị.
-
Sức khỏe1 ngày trướcThực phẩm siêu chế biến như xúc xích, khoai tây chiên, nước ngọt, bánh quy… có mối liên hệ với nhiều loại bệnh, đặc biệt là ung thư buồng trứng.