"Bóng ma" Covid-19 có thể tàn phá sức khoẻ tâm thần: Chuyên gia chỉ cách vượt qua

Khi các quốc gia đưa ra các biện pháp hạn chế di chuyển để giảm số người nhiễm Covid-19, ngày càng nhiều người trải qua những thay đổi lớn đối với thói quen hàng ngày của mình.

Cần có thời gian để làm quen với những thực tế mới của việc làm việc tại nhà, tình trạng thất nghiệp tạm thời, việc học ở nhà của con cái, và thiếu tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.

Thích ứng với những thay đổi lối sống như thế này và quản lý nỗi sợ lây nhiễm virus cũng như lo lắng về những người gần gũi với chúng ta, những người đặc biệt dễ bị tổn thương, là những thách thức đối với tất cả chúng ta. Chúng có thể đặc biệt khó khăn đối với những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần.

May mắn thay, có rất nhiều điều mà chúng ta có thể làm để tự chăm sóc sức khỏe tâm thần của chính mình và giúp đỡ những người xung quanh.

Bóng ma Covid-19 có thể tàn phá sức khoẻ tâm thần: Chuyên gia chỉ cách vượt qua-1
Covid-19 không chỉ lấy đi sinh mạng mà ảnh hưởng nghiêm trọng với sức khỏe tâm thần

Dưới đây là các mẹo và lời khuyên hy vọng bạn sẽ thấy hữu ích:

Lắng nghe các thông báo: Lắng nghe lời khuyên và khuyến nghị từ chính quyền địa phương và. Theo dõi các kênh tin tức đáng tin cậy, chẳng hạn như đài phát thanh và truyền hình địa phương và quốc gia, đồng thời cập nhật những tin tức mới nhất từ ​​WHO trên các phương tiện truyền thông.

Có một thời khóa biểu và cố gắng thực hiện nó càng nhiều càng tốt:

- Hãy thức dậy và đi ngủ vào những thời điểm tương tự mỗi ngày.

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân.

- Thường xuyên ăn các bữa ăn lành mạnh, đúng giờ.

- Luyện tập thể dục đều đặn.

- Phân bổ thời gian cho làm việc và thời gian cho nghỉ ngơi.

- Dành thời gian để làm những việc bạn yêu thích.

Giảm thiểu tin tức tiêu cực: Cố gắng giảm thời lượng xem, đọc hoặc nghe những tin tức khiến bạn cảm thấy lo lắng hoặc chán nản. Nên xem thông tin mới nhất vào những thời điểm cụ thể trong ngày, một hoặc hai lần một ngày nếu thực sự cần.

Giữ liên lạc: Nếu việc đi lại của bạn bị hạn chế, hãy giữ liên lạc thường xuyên với những người thân thiết qua điện thoại và các nền tảng online khác như zalo, viber,....

Tránh sử dụng rượu và ma tuý. Hạn chế lượng rượu bạn uống hoặc tốt nhất không uống rượu. Đừng bắt đầu uống rượu nếu bạn chưa uống rượu trước đó. Tránh sử dụng rượu và ma túy như một cách để đối phó với nỗi sợ hãi, lo lắng, buồn chán và cách ly xã hội.

Giảm thời gian ngồi trước màn hình: Hãy biết bạn dành bao nhiêu thời gian trước màn hình mỗi ngày. Đảm bảo rằng bạn thường xuyên nghỉ ngơi sau các hoạt động trên màn hình tivi, máy tính hay điện thoại, ipad.

- Về trò chơi điện tử: Mặc dù trò chơi điện tử có thể là một cách để thư giãn, nhưng bạn có thể dành nhiều thời gian cho chúng hơn bình thường khi ở nhà trong thời gian dài. Đảm bảo giữ cân bằng phù hợp với các hoạt động thể chất trong thói quen hàng ngày của bạn.

- Về mạng xã hội: Sử dụng các tài khoản mạng xã hội của bạn để chia sẻ những câu chuyện tích cực và đầy hy vọng. Chỉnh sửa thông tin sai lệch ở bất cứ nơi nào bạn nhìn thấy.

Giúp đỡ người khác. Nếu bạn có thể, hãy hỗ trợ cho những người trong cộng đồng của bạn, họ có thể cần nó, chẳng hạn như giúp họ mua sắm thực phẩm.

Hỗ trợ nhân viên y tế. Tận dụng cơ hội trực tuyến hoặc thông qua cộng đồng của bạn để cảm ơn các nhân viên chăm sóc sức khỏe của quốc gia, tỉnh thành hay nơi bạn sinh sống cũng như tất cả những người đang làm việc để phòng chống Covid-19.

Đừng phân biệt đối xử

Bóng ma Covid-19 có thể tàn phá sức khoẻ tâm thần: Chuyên gia chỉ cách vượt qua-2
Đừng phân biệt đối xử với mọi người vì bạn lo sợ về sự lây lan của Covid-19

Sợ hãi là một phản ứng bình thường trong những tình huống bất trắc. Nhưng đôi khi nỗi sợ hãi được thể hiện theo những cách gây tổn thương cho người khác. Hãy nhớ:

- Tử tế. Đừng phân biệt đối xử với mọi người vì bạn lo sợ về sự lây lan của Covid-19.

- Không phân biệt đối xử với những người mà bạn cho rằng có thể mắc Covid-19.

- Không phân biệt đối xử với nhân viên y tế. Các nhân viên y tế đáng được chúng ta kính trọng và biết ơn.

Khi bạn có con nhỏ, chăm sóc chúng ra sao?

Trong những lúc căng thẳng, trẻ thường tìm kiếm sự quan tâm của bạn nhiều hơn.

Bạn có thể:

- Duy trì những thói quen quen thuộc càng nhiều càng tốt, hoặc tạo những thói quen mới, đặc biệt nếu bạn phải ở nhà.

- Thảo luận về Covid-19 với con bạn một cách trung thực, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với lứa tuổi.

- Hỗ trợ con bạn học ở nhà và đảm bảo dành thời gian cho cả việc vui chơi.

- Giúp trẻ tìm ra những cách tích cực để thể hiện cảm xúc như sợ hãi và buồn bã. Đôi khi tham gia vào một hoạt động sáng tạo, chẳng hạn như chơi hoặc vẽ, có thể giúp bạn trong quá trình này.

- Giúp trẻ giữ liên lạc với bạn bè và các thành viên trong gia đình qua điện thoại và các kênh trực tuyến khác.

- Đảm bảo rằng con bạn có thời gian không sử dụng màn hình mỗi ngày và dành thời gian thực hiện các hoạt động khác cùng nhau như: Làm một cái gì đó sáng tạo: vẽ một bức tranh, viết một bài thơ, xây dựng một cái gì đó; Nướng bánh; Hát hoặc nhảy, hoặc chơi trong vườn của bạn.

- Cố gắng và đảm bảo rằng con bạn không dành nhiều thời gian hơn bình thường cho trò chơi điện tử, youtube hay tiktok,..

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doanhnghieptiepthi.vn/bong-ma-covid-19-co-the-tan-pha-suc-khoe-tam-than-chuyen-gia-chi-cach-vuot-qua-161211507193041572.htm

Covid-19


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.