Căn bệnh ung thư ca sĩ Trần Lập mắc phải nguy hiểm thế nào?

Ung thư đại trực tràng là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 sau ung thư dạ dày, ung thư phổi và ung thư gan. Tuy nhiên, loại ung thư này hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng phương pháp.

Ung thư đại trực tràng là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 sau ung thư dạ dày, ung thư phổi và ung thư gan. Tuy nhiên, loại ung thư này hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng phương pháp.

Những ngày qua, thông tin nhạc sĩ, ca sĩ Trần Lập mắc bệnh ung thư đang kiến nhiều fan hâm mộ lo lắng. Tuy cá nhân ca sĩ Trần Lập chưa chính thức lên tiếng về căn bệnh ung thư mình đang mắc phải là căn bệnh gì, nhưng trên fanpage của ban nhạc Bức tường đã “hé lộ” thông tin về căn bệnh này.

Theo đó, Ban quản trị Fanpage cho biết: “Theo kênh thông tin riêng của ban nhạc, thủ lĩnh của ban nhạc Bức Tường được chẩn đoán bị ung thư trực tràng”. Đối với căn bệnh ung thư trực tràng, các chuyên gia cho rằng với trình độ khoa học kỹ thuật và những tiến bộ trong điều trị ung thư hiện nay, căn bệnh ung thư trực tràng không phải là quá khó khăn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, cần phải phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm.

Theo TS.BS Vũ Trường Khanh - Phó trưởng khoa Tiêu Hóa bệnh viện Bạch Mai, ung thư đại trực tràng (colon rectal cancer) hay còn gọi là ung thư ruột già là loại ung thư hay gặp đứng hàng thứ 2 ở nữ và hàng thứ 3 ở nam giới trên thế giới.

Căn bệnh ung thư ca sĩ Trần Lập mắc phải nguy hiểm thế nào? - 1

Trần Lập tỉnh dậy trong phòng bệnh 

Đây là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan trên thế giới. Tại Việt Nam cũng tương tự như vậy, ung thư đại tràng là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 sau ung thư dạ dày, ung thư phổi và ung thư gan.

TS Khanh cho biết, ung thư đại trực tràng là một trong những ung thư đường tiêu hóa có tiên lượng tốt, tuy nhiên, nếu được phát hiện muộn thì cũng giống như tất cả các loại ung thư khác, khả năng điều trị ít hiệu quả.

Vì vậy, cần phát hiện khi ung thư còn ở giai đoạn sớm hoặc các tổn thương tiền ung thư. Nếu phát hiện ung thư đại tràng ở giai đoạn sớm có nghĩa là khi tế bào ung thư chỉ nằm tại lớp niêm mạc, thì có thể áp dụng phương pháp nội soi cắt tách dưới niêm mạc lấy bỏ toàn bộ vùng ung thư tại lớp niêm mạc mà vẫn giữ nguyên được đại trực tràng.

Sau khi cắt tách niêm mạc bệnh nhân khỏi hoàn toàn mà không phải chịu phẫu thuật cắt bỏ đoạn đại tràng, đồng thời bệnh nhân không phải dùng tia xạ hoặc hoặc hóa chất để điều trị. 

Theo TS Khanh, cho tới nay cũng giống như nhiều loại ung thư khác người ta cũng chưa biết được nguyên nhân gây ung thư đại trực tràng. Theo các nghiên cứu thì trên 75-95% ung thư đại trực tràng xuất hiện ở những người mà không có liên quan tới yếu tố về gen.

Theo đó, những người mà có bố mẹ và anh em ruột bị ung thư đại trực tràng thì khả năng người đó bị ung thư đại trực tràng cao gấp 2-3 lần so với người không có tiền sử gia đình bị ung thư đại trực tràng.

Ngoài ra, loại ung thư này nam giới thường hay bị hơn nữ, người lớn tuổi hay bị hơn so với người trẻ tuổi và sẽ tăng dần theo tuổi.

TS Khanh cho biết, để phát hiện sớm và chữa khỏi ung thư đại tràng thì cách tốt nhất là nội soi đại tràng toàn bộ, đặc biệt là đối với người có nguy cơ cao bị ung thư đại trực tràng.

Về các phòng  bệnh ung thư này, TS Khanh cho biết, phần lớn ung thư đại trực tràng xuất hiện ở những người trên 50 tuổi. Chính vì vậy cần tiến hành soi đại tràng cho tất cả mọi người ở lứa tuổi trên 50, kể cả những người không có triệu chứng. Nếu soi đại tràng hoàn toàn bình thường và không có polyp thì sau 10 năm mới phải soi lại.

Theo Khám Phá



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.