- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chữa hóc cho trẻ bằng mẹo dân gian: nguy hại khó lường
Bác sĩ khẳng định, chữa hóc bằng cách nuốt xương vào trong là phản khoa học, và mọi mẹo dân gian đều không nên áp dụng.
Bác sĩ khẳng định, chữa hóc bằng cách nuốt xương vào trong là phản khoa học, và mọi mẹo dân gian đều không nên áp dụng.
Câu hỏi:
Con tôi rất thích ăn cá và hay bị hóc xương. Tôi được mách khá nhiều cách chữa hóc xương bằng mẹo dân gian như xoay mâm, gõ đũa vào đầu, tìm người đẻ ngược nhờ họ vuốt cho xuôi… Cá nhân tôi thấy những cách này đều không hề có cơ sở khoa học nên không áp dụng.
Tôi thấy một số phương pháp có vẻ hợp lý hơn như nhai miếng cơm to hay nhai nắm rau má để xương bị lôi theo trôi vào trong, hoặc ngậm viên vitamin C, ngậm miếng cam/chanh để xương mềm ra… và đã áp dụng thử nhưng chồng tôi không đồng ý và nói làm theo những cách đó có nhiều rủi ro, dễ khiến cho việc hóc xương trở nên trầm trọng hơn.
Vậy theo bác sĩ, chúng tôi có nên tiếp tục dùng các mẹo dân gian chữa hóc cho trẻ không? Đâu là cách chữa hợp lý và nên áp dụng?

Trả lời:
Đề cập đến việc xử lý ra sao khi trẻ hóc xương, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tuyết Xương - trưởng khoa Tai mũi họng - Mắt, Bệnh viện Nhi Trung ương đã đưa ra những chỉ dẫn rất hữu ích cho các bậc phụ huynh:
Mọi cách chữa bằng mẹo dân gian đều không nên áp dụng
Bác sĩ Xương khẳng định: “Mọi cách chữa hóc xương bằng mẹo dân gian như nuốt miếng cơm to hay nắm rau má, xoay mâm, ngậm cam/chanh… đều không nên áp dụng. Khi trẻ bị hóc, bố mẹ nên đưa ngay đến bệnh viện để các bác sĩ soi và dùng các dụng cụ cần thiết để gắp xương ra khỏi cổ họng của trẻ. Việc này nên được thực hiện càng sớm càng tốt trước khi xương vào sâu hơn và gây thêm tổn thương.
Các cách chữa mẹo hầu hết đều có mục đích làm cho người bị hóc nuốt xương trôi vào bên trong cổ họng chứ không phải là đưa xương ra khỏi cơ thể. Điều này rất phản khoa học. Bởi vậy, không có cách chữa mẹo nào tốt hơn việc gắp xương ra ngoài".
Hiểu được điều này, nhiều bậc phụ huynh cũng tự dùng một số dụng cụ trong gia đình để nhổ xương ra. Tuy nhiên, cách gắp xương như thế nào để an toàn cho trẻ thì không phải ai cũng biết. Theo tiến sĩ Xương, việc hóc xương không hề đơn giản. Nhiều trường hợp ngay đến các bác sĩ không chuyên khoa tai mũi họng cũng còn thấy khó, bởi vậy các bậc phụ huynh không nên chủ quan về vấn đề này.

Trong các phương pháp chữa mẹo, cũng có cách nhằm đưa xương ra ngoài là nhét tỏi vào mũi. Cụ thể: nếu bị hóc ở bên trái họng thì nhét nhánh tỏi và lỗ mũi bên phải, sau đó bịt lỗ mũi bên trái lại và thở bằng miệng, một lúc sau sẽ có phản ứng hắt hơi và kéo chiếc xương ra ngoài.
Tuy nhiên, bác sĩ Xương khẳng định, việc hóc xương xảy ra ở trong đường tiêu hóa, trong khi việc nhét tỏi vào mũi và hắt hơi là tác động vào đường thở. Bởi vậy, việc làm này cũng không mấy tác dụng.
Hậu quả khó lường khi tự chữa hóc xương bằng mẹo
Không những phản khoa học, việc tự chữa hóc xương bằng mẹo dân gian còn có nguy cơ dẫn đến những biến chứng trầm trọng, gây thêm đau đớn và mất nhiều thời gian, chi phí điều trị.
Nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, tiến sĩ Xương đã gặp không ít trường hợp tự ý chữa hóc xương tại nhà nhưng không hiệu quả, thậm chí còn gây cản trở cho các bác sĩ khi soi và gắp xương ra: “Những miếng cơm, miếng chuối hay búi rau to mà trẻ nhai và cố gắng nuốt vào đôi khi chỉ gây nghẹn thêm cho bệnh nhân và trở thành vật cản khi chúng tôi gắp xương ra, khiến sự việc càng trầm trọng hơn.
Nhiều trường hợp nếu đưa đến bệnh viện gắp xương ra ngay thì rất đơn giản, nhưng do mất thời gian tự thắp hương khấn vái, chữa mẹo ở nhà, đến khi không thấy khỏi mới đưa đến bệnh viện thì vết thương đã loét và nhiễm trùng, phải điều trị bằng cả nội soi, hồi sức, chống nhiễm trùng… rất phức tạp”.

Bác sĩ chia sẻ thêm, một trong những trường hợp hóc xương khá nặng mà ông từng gặp là một bệnh nhân ngậm cá sống bằng miệng khi đi mò. Con cá đã chui vào trong miệng, họng và quẫy đạp quá mạnh khiến bệnh nhân bị hóc nặng, tổn thương trầm trọng.
Rất may, nhờ được đưa đến bệnh viện ngay lập tức thay vì chữa mẹo, người này đã được điều trị kịp thời và không để lại hậu quả gì nghiêm trọng.
Theo Khám Phá
-
Sức khỏe5 giờ trướcNgười sốt xuất huyết nên tắm bằng nước ấm vì nếu dùng nước lạnh để tắm gội sẽ làm mạch ngoài da co lại, mạch nội tạng giãn ra, dẫn đến nguy cơ tử vong.
-
Sức khỏe9 giờ trướcMột số trường hợp mắc sốt xuất huyết sau khi đi du lịch, đi công tác, đi thăm người thân hoặc di chuyển từ các tỉnh phía Nam ra Bắc nhưng do chủ quan nên không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
-
Sức khỏe12 giờ trướcUống bia mùa hè để giải khát là thói quen của đa số người Việt, đặc biệt là nam giới. Tuy nhiên ít ai biết uống quá nhiều bia hơi có thể mang tới cho cơ thể nhiều bệnh cực nguy hiểm.
-
Sức khỏe1 ngày trướcTheo các chuyên gia, thường xuyên sử dụng những thực phẩm không đảm bảo an toàn trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư đường ruột.
-
Đại dịch COVID-19 tại Việt NamSức khỏe1 ngày trướcTheo lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, thành phố đã ghi nhận 3 người nhiễm biến chủng BA.5, đây là biến chủng phụ của Omicron, có khả năng lây nhiễm cao hơn các biến chủng trước đó.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCác nhà khoa học cho rằng có thể chữa khỏi ung thư tuyến tụy dựa trên liệu pháp mang tên gremlin.
-
Đại dịch COVID-19 tại Việt NamSức khỏe1 ngày trướcGS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: Như thông tin của WHO biến thể phụ BA.4, BA.5 lây lan nhanh hơn biến thể BA.1, BA.2 từ 10-13%. Hai biến thể này có thể thoát miễn dịch, nghĩa là những người đã mắc BA.1, BA.2 vẫn có thể mắc lại BA.4, BA.5
-
Sức khỏe1 ngày trướcVào đúng giai đoạn chính vụ, ai đang có vấn đề về gan nhiễm mỡ, mỡ máu, đường huyết cao hay đơn giản là muốn giảm cân nhanh đều nên tận dụng loại lá này.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNhân trần là vị thuốc đông y được sử dụng từ lâu đời với nhiều tác dụng nhưng nhân trần tính mát nên có nhiều trường hợp cần lưu ý khi sử dụng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĐể không làm tăng nguy cơ nhồi máu não, bạn nên tránh ăn thường xuyên những loại thực phẩm sau đây.
-
Sức khỏe1 ngày trướcDưới đây là 9 loại nước ép ngọt mát, bổ dưỡng giúp bạn khỏe mạnh, da căng mịn bất chấp ánh nắng mùa hè.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĐây đều là những vật dụng quen thuộc trong nhà bếp nhưng ít ai biết chúng chứa đầy vi khuẩn. Tất cả đến từ việc chủ quan vệ sinh thường xuyên của mỗi người.
-
Sức khỏe1 ngày trướcDấu hiệu để phát hiện ung thư thực ra không đến từ những thứ xa xôi mà xuất phát từ chính 2 hành động quan trọng nhất trong ngày đó là ăn cơm, uống nước.
-
Sức khỏe2 ngày trướcChiều 30-6, tại buổi họp báo về công tác phòng, chống dịch Covid-19 của TP và tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2022, bà Lê Thiện Quỳnh Như, Phó Chánh Văn phòng Sở Y tế TP HCM, cho biết trên địa bàn TP chưa ghi nhận biến thể Omicron BA.5