Đặt bạch tuộc lên mặt chụp ảnh sống ảo, người phụ nữ bị cắn đẫm máu, tê liệt cả cánh tay

Một phần khuôn mặt bị tê liệt và cánh tay của cô ấy sưng lên to đùng sau khi bị bạch tuộc cắn.

Một phần khuôn mặt bị tê liệt và cánh tay của cô ấy sưng lên to đùng sau khi bị bạch tuộc cắn.
 

Khi bạn tình cờ bắt gặp một con bạch tuộc, có khi nào bạn có suy nghĩ ôm ấp chúng lên cánh tay, bế lên cả gương mặt để… chụp ảnh sống ảo như người phụ nữ này không? Đó là ý tưởng thật sự không hay ho chút nào.

Jamie Bisceglia nói với Huffington Post rằng cô đang tham gia một cuộc thi câu cá hồi ở Tacoma vào thứ 7. Một trong những người bạn tham gia cùng cô bắt được một con bạch tuộc. Cô nhanh nhẹn lấy nó ra khỏi móc câu và nói khi giơ camera lên: "Nào cũng chụp ảnh ghi lại kỷ niệm đáng nhớ này với cuộc thi". Cô ấy nhanh nhẹn đặt bạch tuộc lên mặt và con vật nhanh chóng quấn những xúc tu của nó lên tai và mũi nạn nhân.

Đặt bạch tuộc lên mặt chụp ảnh sống ảo, người phụ nữ bị cắn đẫm máu, tê liệt cả cánh tay-1

Khi bạn tình cờ bắt gặp một con bạch tuộc, có khi nào bạn có suy nghĩ ôm ấp chúng lên cánh tay, bế lên cả gương mặt để… chụp ảnh "sống ảo" như người phụ nữ này không?

Rất nhanh chóng, bạch tuộc cắn ngay một phát đau đớn vào mặt cô và nạn nhân lập tức cảm nhận thấy điều đó. Cả đám đông phải cố gắng cứu giúp mới giúp cô thoát khỏi miệng cắn của con bạch tuộc này . Cuối cùng cô cũng có thể giải thoát khuôn mặt của mình khỏi con vật, nhưng bị chảy máu nhiều trong 30 phút tiếp theo.

Bisceglia sau đó đã tự chọc mình trên Instagram bằng cách chia sẻ những bức ảnh và kể lại sự việc: "Có thể bạn nghĩ việc này thật điên rồ nhưng đây chính là hình ảnh một con bạch tuộc thật đang bám lên khuôn mặt tôi. 

Tôi không hay biết rằng chúng có một cái mỏ dài và có thể nhanh chóng châm chích vào cơ thể bạn, gây ra vết cắnđau đớn, sưng phồng và chảy máu liên tục".

Đặt bạch tuộc lên mặt chụp ảnh sống ảo, người phụ nữ bị cắn đẫm máu, tê liệt cả cánh tay-2

Bisceglia sau đó đã tự chọc mình trên Instagram bằng cách chia sẻ những bức ảnh và kể lại sự việc.

2 ngày sau khi cuộc thi kết thúc, Bisceglia mới đến gặp bác sĩ. Vào thời điểm đó, mặt trái của cô bị tê liệt và sưng nề, cánh tay cũng vậy.

Bisceglia hiện đang dùng kháng sinh và nói rằng cô ấy muốn người khác biết về sự nguy hiểm của việc đặt một con bạch tuộc lên mặt. "Đó là kiến thức phổ biến. Tôi muốn mọi người không làm những gì mình đã trải qua. Lời khuyên của tôi là hãy biết rõ về thứ mà bạn định chạm vào trước đó".

Đặt bạch tuộc lên mặt chụp ảnh sống ảo, người phụ nữ bị cắn đẫm máu, tê liệt cả cánh tay-3

Bisceglia hiện đang dùng kháng sinh và nói rằng cô ấy muốn người khác biết về sự nguy hiểm của việc đặt một con bạch tuộc lên mặt.

Vì sao đặt bạch tuộc lên mặt là một ý tưởng tồi tệ?

Theo chuyên gia Christopher Paparo (Trung tâm khoa học biển Marine Southampton, Đại học Stony Brook), hầu hết các động vật hoang dã sẽ muốn chạy hoặc bơi đi nếu chúng bị hoảng sợ hoặc nếu có thể thì chúng sẽ cắn trả để tự vệ.

Đặt bạch tuộc lên mặt chụp ảnh sống ảo, người phụ nữ bị cắn đẫm máu, tê liệt cả cánh tay-4

Theo PGS.TS Nancy F. Smith (phó giáo sư nghiên cứu khoa học và sinh học biển tại Đại học Eckerd), một con bạch tuộc sẽ sử dụng 8 "cánh tay" cơ bắp của nó, có hàng trăm cái mút giống như cái cốc, để bám chặt vào nạn nhân. Sau khi nắm chặt, con bạch tuộc sẽ sử dụng cái mỏ nhọn và cứng của nó để phá vỡ hoặc xé con mồi ra. Trong trường hợp này, cái mỏ xuyên qua da mặt của cô gái. Nó cũng có thể là bạch tuộc đã sử dụng một nhú nước bọt (hay còn gọi là cấu trúc cho ăn bổ sung) có chức năng như một mũi khoan để tiếp cận các mô mềm bên dưới vỏ.

Không chỉ vậy, chúng thường có một số nọc độc để làm tê liệt con mồi. Bạch tuộc cũng được biết là tiết ra nước bọt có nọc độc để làm suy yếu nạn nhân sau khi cắm chặt vào vật thể. Nếu xảy ra tình huống này, nạn nhân sẽ rất đau đớn, dễ bị chảy máu, sưng viêm.

Đặt bạch tuộc lên mặt chụp ảnh sống ảo, người phụ nữ bị cắn đẫm máu, tê liệt cả cánh tay-5

Không chỉ vậy, chúng thường có một số nọc độc để làm tê liệt con mồi.

Chuyên gia cho biết thêm: "Hầu hết nọc độc từ bạch tuộc không làm bạn thực sự tê liệt nhưng rong trường hợp bạch tuộc có vòng màu xanh, một vết cắn là đủ để làm tê liệt một người và giết chết bạn chỉ trong vòng vài phút. Rất may không phải là trường hợp này".

Làm thế nào để bạn luôn an toàn xung quanh động vật hoang dã?

Điều quan trọng là hãy nhớ rằng mọi động vật hoang dã đều có khả năng cắn hoặc chích. Lừa đặt một con vật lên mặt bạn không phải là một việc làm khôn ngoan. Nếu một con vật không thực sự cố gắng tấn công bạn, bạn có thể sẽ ổn nếu bạn nâng niu chúng.

Ngay cả khi nó thường không hung dữ hoặc cố gắng cắn người, bất kỳ động vật nào cũng có thể phòng thủ nếu bạn có bất cứ biểu hiện gây rối nào. Động vật có vũ khí tự nhiên, như mỏ bạch tuộc, không phải là đồ chơi hay đạo cụ để chụp ảnh "sống ảo" đâu nhé hỡi các chị em!
 


Theo Helino


bạch tuộc

Sống ảo


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.