- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đề xuất phạt đến 2 triệu đồng, gửi thông báo về cơ quan nếu hút thuốc điện tử
Bộ Y tế đề xuất phạt tiền 1-2 triệu đồng đối với hành vi sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng; nếu tái phạm sẽ phạt tiền gấp 2 lần, đồng thời gửi thông báo xử phạt tới cơ quan, tổ chức người vi phạm làm việc, học tập.
Bộ Y tế ngày 16/1 cho biết đang lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Việc lấy ý kiến này sẽ kết thúc vào ngày 3/3.
Hiện chưa có chế tài xử lý hành chính đối với hành vi chứa chấp và sử dụng thuốc lá điện tử.
Ngày 30/11/2024, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 173, trong đó có nội dung “Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người từ năm 2025".
Trong Dự thảo Tờ trình, Bộ Y tế cho biết hiện hành vi sản xuất, kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển, quảng cáo hàng cấm đã có các chế tài xử phạt tại Điều 8 Nghị định số 98/2020, Điều 33 Nghị định số 38/2021 của Chính phủ và Điều 90, 91 Bộ Luật Hình sự.
Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, hiện chưa có chế tài xử lý hành chính đối với hành vi “chứa chấp” và “sử dụng” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Hiện chưa có chế tài xử lý hành chính đối với hành vi “chứa chấp” và “sử dụng” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Ảnh: Thạch Thảo
Đề xuất phạt từ 1 - 2 triệu đồng đối với hành vi sử dụng thuốc lá điện tử
Trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, Bộ Y tế đề xuất hình thức xử phạt vi phạm quy định sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, cụ thể:
- Phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với hành vi sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, nếu tái phạm sẽ phạt tiền gấp 2 lần.
- Tịch thu thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đối với các hành vi vi phạm.
Về biện pháp khắc phục hậu quả, Bộ Y tế đề xuất buộc tiêu hủy thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng; đặc biệt, "gửi thông báo xử phạt vi phạm hành chính tới cơ quan, tổ chức người vi phạm làm việc, học tập để cơ quan, tổ chức đó xử lý theo quy định, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức.
Tại Việt Nam, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đang tăng nhanh, có xu hướng gia tăng sử dụng sản phẩm này ở trẻ em gái.
Theo Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại 34 tỉnh, thành phố năm 2020, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử ở người trưởng thành (15 tuổi trở lên) tăng 18 lần (từ 0,2% năm 2015 lên 3,6% năm 2020), trong đó tỷ lệ sử dụng cao nhất tập trung ở nhóm tuổi 15-24 với tỉ lệ là 7,3% sau đó là các nhóm tuổi 25 - 44 tuổi (3,2%).
Năm 2023, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử trong học sinh ở nhóm tuổi 13-17 tăng lên 8,1% (trong khi 4 năm trước đó là 2,6%). Tỷ lệ này ở ở nhóm 13-15 tuổi là 8%. Ở nữ giới tuổi 11-18, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử là 4,3% năm 2023.
Theo Bộ Y tế, các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng ngoài tính chất độc hại, gây bệnh, còn gây nghiện nicotin, và nghiện ma túy do tình trạng “núp bóng” thuốc lá điện tử trộn ma túy.
Năm 2023, Bộ Công an đã khởi tố tội phạm về thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có ma túy tổng cộng 86 vụ với 155 đối tượng. Quý I/2024, Bộ Công an đã khởi tố 33 vụ với 73 đối tượng. Điều này cho thấy sự gia tăng nhanh chóng, báo động các vi phạm này.
Năm 2023, tỷ lệ trẻ em dưới 18 tuổi nhập viện do thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng là 71 người (chiếm 5,8% tổng số ca nhập viện do "thủ phạm" này).
Theo VietNamNet
-
Sức khỏe2 giờ trướcNhiều người hay áp dụng các mẹo như uống trà gừng, ăn cháo trắng, bánh mì để giải rượu, vậy ăn trái cây có giúp giải rượu không?
-
Sức khỏe4 giờ trướcNam bệnh nhân mắc viêm mô bào hoại tử sau buổi dọn dẹp nghĩa trang và phải vào bệnh viện cấp cứu, trải qua 2 cuộc phẫu thuật.
-
Sức khỏe5 giờ trướcVụ nổ bình gas ở Long An khiến 9 giáo viên và học sinh bị thương, trong đó 1 em bị bỏng sâu phải chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) điều trị.
-
Sức khỏe7 giờ trướcCả trứng vịt lộn và trứng gà đều là nguồn cung cấp protein và dưỡng chất thiết yếu. Tuy nhiên, bạn không nên ăn trứng vịt lộn thường xuyên.
-
Sức khỏe10 giờ trướcBỏ bữa sáng, uống cà phê khi đói là những thói quen gây hại gan không phải ai cũng biết.
-
Sức khỏe12 giờ trướcMộc nhĩ được ví như 'báu vật đen' trong ẩm thực nhờ giúp món ăn ngon hơn và tốt cho sức khỏe.
-
Sức khỏe14 giờ trướcTrong dịp Tết, tần suất nấu nướng của mỗi gia đình thường tăng lên nhiều. Bởi vậy, bạn cần cân nhắc loại bỏ các loại nồi, chảo có nguy cơ phát tán chất độc hại vào thức ăn.
-
Sức khỏe22 giờ trướcSau khi bị chó cắn, người đàn ông không đi tiêm vắc xin mà đến thầy lang lấy "nọc độc”. Đến vài tháng sau phát bệnh và qua đời do mắc bệnh dại.
-
Sức khỏe23 giờ trướcRau mùi là loại rau quen thuộc trong mâm cơm cỗ trong ngày Tết, vậy uống nước rau mùi mỗi ngày có tác dụng gì?
-
Sức khỏe1 ngày trướcChế độ ăn chuối để giữ dáng, giảm cân rất phổ biến, nhưng nên ăn vào thời điểm nào trong ngày để tăng hiệu quả giảm cân thì không phải ai cũng biết.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMột nghiên cứu từ dựa trên hơn 8.700 người Nhật Bản đã tiết lộ thêm tác dụng thần kỳ lên sức khỏe của những tách trà xanh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcNước ép hành tây là một phương pháp chữa đau dạ dày tự nhiên hiệu quả nhờ đặc tính tiêu hóa, chống viêm và kháng khuẩn.
-
Sức khỏe1 ngày trướcMỗi ngày Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 30-40 bệnh nhân suy thận mới, nhiều người dưới 30 tuổi, độ tuổi đang là lao động chính trong gia đình.
-
Sức khỏe1 ngày trướcCó một số nhóm người được khuyến cáo nên hạn chế hoặc tránh ăn tỏi vì những tác động tiêu cực mà nó có thể gây ra cho sức khỏe của họ.