Đưa con sơ sinh đi cắt bao quy đầu, mẹ bàng hoàng khi thấy máu chảy không ngừng

Được bác sĩ cho phép về nhà sau tiểu phẫu cắt bao quy đầu nhưng vùng kín của bé sơ sinh lại ra rất nhiều máu khiến cặp vợ chồng phải đưa con đến bệnh viện gấp.

Được bác sĩ cho phép về nhà sau tiểu phẫu cắt bao quy đầu nhưng vùng kín của bé sơ sinh lại ra rất nhiều máu khiến cặp vợ chồng phải đưa con đến bệnh viện gấp.

Khác với những bà mẹ có con gái, những mẹ có con trai thường quan tâm đến vấn đề hẹp bao quy đầu để phòng trừ trường hợp cần xử trí khi cần thiết. Vì vậy, với những ai đang có ý định đi cắt bao quy đầu cho con trai nên đọc câu chuyện được chia sẻ bởi bà mẹ trẻ dưới đây để tránh gặp phải tai nạn đáng tiếc như con sơ sinh của chị.

Theo chia sẻ từ một bà mẹ giấu tên, chị mới đưa con trai sơ sinh đi cắt bao quy đầu. Sau cuộc tiểu phẫu, con trai chị được quấn bằng một chiếc chăn và đưa ra ngoài, bác sĩ cho phép chị đưa con về nhà ngay sau đó.

Bé sơ sinh được cho về nhà ngay sau khi cắt bao quy đầu.

"Sau khi trở về nhà, tôi bắt đầu bế con trai từ xe hơi để vào nhà nhưng bất ngờ phát hiện ra phần ghế con nằm có máu, trên tấm chăn quấn người con cũng loang lổ vết máu. Ngay lập tức, vợ chồng tôi đã bế con ra ngoài để nhìn thì phát hiện thấy máu chảy ra tã của con, và chảy đầy ra chân. Chúng tôi tháo tã con ra thì bàng hoàng khi máu chảy liên tục từ dương vật của con".

Máu chảy ra không ngừng từ vị trí dương vật của bé sơ sinh.

Trong cơn hoảng loạn, vợ chồng chị chỉ kịp thay cho con một chiếc tã mới và đưa con quay trở lại bệnh viện. "Bác sĩ cho biết, trong quá trình cắt bao quy đầu, con đã bị cắt nhầm một mạch máu nên máu đã chảy khá nhiều. Suốt khoảng thời gian này con đã phải thay 3 chiếc tã, bị sốt 38 độ C và không còn tỉnh táo. Bác sĩ đã phải thử 5 lần mới tìm được mạch để cầm máu và nhận thấy rằng cuộc tiểu phẫu cắt bao quy đầu đã không thành công và không được thực hiện đúng cách".

Cũng theo bà mẹ trẻ, bác sĩ đang điều trị cho bé sơ sinh đã gọi cho bệnh viện - nơi thực hiện cắt bao quy đầu trước đó cho bé đến để xem người đó đã làm gì với cậu bé đáng thương. "Cuối cùng con trai tôi đã hoàn thành việc cắt bao quy đầu và khâu 3 mũi trên đỉnh dương vật để "sửa chữa" những chỗ "bị hỏng". Tôi không bao giờ quên được câu nói của bác sĩ lúc đó "Ai đã làm việc này, làm đứa bé bị như thế này...?, tôi đã vô cùng tức giận, bối rối và buồn".

Cậu bé sơ sinh bây giờ sẽ mang theo vết sẹo trên dương vật của mình vĩnh viễn. "Hãy cân nhắc trước khi đưa con đi cắt bao quy đầu. Tôi lo sợ cho tương lai của con mình".

Theo Ths.Bs Lương Văn Chương (Phó trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Xanhpon) cho biết hẹp bao quy đầu có thể là hẹp sinh lý hoặc hẹp bệnh lý. Đây là hiện tượng bao quy đầu dương vật không thể kéo xuống được làm cho bao quy đầu không thể tách khỏi quy đầu.

Bác sĩ Chương cũng nhấn mạnh, nhiều người có suy nghĩ nong hoặc cắt bao quy đầu sớm cho trẻ sẽ làm cho dương vật phát triển tự do, kích thước sau này to hơn là hoàn toàn sai lầm. Hẹp bao quy đầu ở trẻ có thể gây đến viêm nhiễm nhưng chỉ cần điều trị đúng cách mà không cần thiết phải nong, cắt bao quy đầu cho trẻ.

Bác sĩ Chương đưa ra lời khuyên:

- Hẹp bao quy đầu nếu không có vấn đề gì sẽ tự khỏi bởi vậy bố mẹ chỉ cần đưa con đi khám khi quy đầu quá dài, quá hẹp, đái phồng, cặn bẩn, viêm nhiễm.

- Bố mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi đi điều trị hẹp bao quy đầu.

- Khi trẻ từ 1-3 tuổi, bố mẹ có thể bôi thuốc Betamethason và tham vấn bác sĩ. Còn đối với trẻ trên 3 tuổi, bố mẹ cần phải cho con đi khám ngay bởi lúc này nguy cơ trẻ bị hẹp bao quy đầu bệnh lý.
 


Theo Khám Phá


Trẻ sơ sinh

bệnh trẻ em

cắt bao quy đầu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.