Lương y hướng dẫn cách tự làm dụng cụ trợ thở bằng chai nhựa dành cho F0 tại nhà trong trường hợp tạm thời, cấp bách

Phương pháp tự làm dụng cụ hỗ trợ hô hấp bằng chai nhựa giúp những F0 điều trị tại nhà có thể thở dễ dàng.

Lương y hướng dẫn cách tự làm dụng cụ trợ thở bằng chai nhựa dành cho F0 tại nhà trong trường hợp tạm thời, cấp bách-1

Hiện nay, số lượng F1, F0 có triệu chứng nhẹ và không triệu chứng tại TP HCM được điều trị tại nhà rất nhiều. Đôi lúc họ sẽ có những triệu chứng khó thở theo cơn nhưng chưa kịp mua bình oxy hoặc gọi y tế.

Hiểu được điều đó, Lương y – Thầy thuốc Nguyễn Thanh Tùng, đồng thời cũng là võ sư tại Hà Nội, đã nghiên cứu, sáng tạo ra phương pháp làm dụng cụ hỗ trợ hô hấp bằng chai nhựa giúp những bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà dễ dàng thông thở.

Lương y Nguyễn Thanh Tùng đã ấp ủ phương pháp này gần 2 năm nay, khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện và có chiều hướng lan rộng và khó kiểm soát. 

Hướng dẫn tự làm dụng cụ hỗ trợ hô hấp tại nhà bằng chai nhựa.

Để hiểu thêm về phương pháp này, PV đã có cuộc trao đổi với Lương y Nguyễn Thanh Tùng. Theo Lương y Tùng, trong những ngày qua, anh đã chứng kiến cảnh nhiều người dân nhiễm COVID-19 tại TP HCM và các tỉnh tăng cao, đặc biệt người nhà anh cũng mắc COVID-19 nhưng mua bình oxy rất khó khăn. 

Dựa vào kiến thức và nghiên cứu từ dụng cụ bóp bóng trong bệnh viện dùng để hỗ trợ cấp cứu bệnh nhân bị suy hô hấp, anh Tùng đã nghĩ ra phương pháp này.

"Đây là một giải pháp để người dân biết và tự chế tạo bằng chính những vật dụng sẵn có xung quanh mình trong những lúc cấp bách. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp mang tính cấp bách giải quyết tạm thời, vì còn phải tính toán đến áp suất khí đi vào, van 1 chiều và tính được lượng cung cấp oxy vào. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện, trang bị máy trợ thở ngay tức khắc được. Nên giải pháp này như một mẹo nhỏ, mong được lan toả đến mọi người", anh Tùng chia sẻ.

Cũng theo anh Tùng, với tình trạng cấp bách như hiện nay, việc tự tạo một công cụ hỗ trợ thở đúng cách sẽ giúp hỗ trợ cung cấp đủ lượng khí cần thiết vào phổi, như vậy sẽ giúp người bệnh phục hồi tốt, hoặc sẽ đủ thời gian để vận chuyển người bệnh đến các cơ sở y tế có máy móc hiện đại, có y bác sỹ có chuyên môn để tiếp tục điều trị.

Chia sẻ về cách làm ra dụng cụ hô hấp bằng chai nhựa, anh Tùng cho biết, với phương pháp tự làm công cụ hỗ trợ hô hấp tại nhà thì cần chuẩn bị 2 chai nhựa (cỡ chai 1 lít), 1 dây ti ô dài 50-70cm, dây buộc (đã được vệ sinh rửa cồn sạch sẽ).

Sau khi chuẩn bị 2 chai nhựa có kích thước gần vừa với khuôn mặt, chúng ta tiến hành cắt đôi một chai lấy phần trên của chai (phần giống 1 chiếc phễu). Tiếp đến, chúng ta cắt sao cho vừa và kín vào khuôn mặt (phải thật kín).

Đối với 2 nắp chai thì đục lỗ để đun được dây ti ô nối từ chai cắt đôi (được gọi là mặt nạ) vào chai nguyên (được gọi là bóng khí). Chúng ta luồn ống ti ô cần sao cho kín các điểm, không được để hở. Tại chai bóng khí tạo 1 lỗ nhỏ để khí CO2 và O2 được lưu chuyển dễ dàng.

Khi bóp bóng thì lấy ngón tay bịt kín lỗ nhỏ vừa đục lại, để tạo áp suất bơm khí vào mặt nạ được tốt nhất, còn khi thả khí thì mở ngón tay ra. Phần mặt nạ thì tạo dây đeo, để khi chúng ta thao tác thì đeo vòng qua đầu cố định giữ phần mặt nạ.

Phần mặt nạ tiếp xúc với mặt chúng ta nên cuốn nilon hoặc vải quanh phần viền chỗ cắt để khi đeo mặt nạ da không bị tổn thương.

Hoặc nếu có thể thì chúng ta tạo van 1 chiều bằng 1 đoạn ống ti ô bơm khí. Nên bổ sung van để lúc chai bơm nở ra khí thở từ mũi bệnh nhân không hút ngược trở lại. Đặc biệt nên có người bóp hỗ trợ giúp bệnh nhân.

Lương y hướng dẫn cách tự làm dụng cụ trợ thở bằng chai nhựa dành cho F0 tại nhà trong trường hợp tạm thời, cấp bách-2
Lương y Nguyễn Thanh Tùng.

"Trường hợp nếu có bình oxy thì chúng ta thêm 1 dây ti ô để đưa vào phần chai bóp, để đưa oxy tới mặt nạ rồi cung cấp vào cho bệnh nhân (Vì bình oxy đã có van nên phải chú ý van để cung cấp oxy cho hợp lý, và phải theo dõi nhịp thở của bệnh nhân).

Nếu điều kiện không cho phép có bình oxy, thì chai bóp và hệ thống của mặt nạ sẽ cung cấp oxy từ môi trường không khí vào cho bệnh nhân (Trường hợp nặng không thở được, cơ hàm cứng không mở được, viêm nhiễm đường thở gây phù nề thì có thể đưa ống ti ô nơi "mặt nạ" vào sâu phần hầu họng tầm 5cm để hỗ trợ quá trình hô hấp cho bệnh nhân, chú ý nhịp bóp chai cung cấp oxy phải nhẹ nhàng và đều đặn theo nhịp thở của người bệnh).

Đặc biệt mỗi nhà luôn có sự chuẩn bị tốt về kỹ thuật bóp bóng xem tham khảo trên mạng để chủ động thực hiện khi không may bản thân và gia đình bị mắc bệnh liên quan đến đường thở", anh Tùng phân tích.

Phương pháp này cũng được người nhà Lương y tại TP HCM áp dụng và hiệu quả. Được biết, người nhà của anh Tùng cũng mắc COVID-19 và được điều trị tại nhà thì đột nhiên bị lên cơn khó thở, gọi y tế chưa đến kịp. Lương y Tùng đã hướng dẫn theo cách này, hô hấp liên tục 30 phút khi lượng khí đủ và người bệnh tự thở được.

"Đây chỉ là giải pháp tạm thời hỗ trợ những bệnh nhân F0 đang được điều trị tại nhà. Thời gian tới các cơ quan nghiên cứu y tế có thể nghiên cứu thêm về giải pháp này, để từ đây có thể có những "công cụ trợ thở di động" nhằm giúp cho người bệnh", Lương y Tùng nói.

Lương y hướng dẫn cách tự làm dụng cụ trợ thở bằng chai nhựa dành cho F0 tại nhà trong trường hợp tạm thời, cấp bách - Ảnh 3.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.