- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
WHO "báo động đỏ": Nguy cơ bùng phát nhiều dịch bệnh nguy hiểm ở trẻ em
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định đại dịch Covid-19 đã gây ra hậu quả lớn nhất 3 thập kỷ đối với việc tiêm chủng một số dịch bệnh chết người ở trẻ em; đặc biệt là ở một số nước châu Phi, Đông Nam Á, Nam Á.
- Sau 3 năm dịch bệnh, bạn chiêm nghiệm được điều gì? Đây là 15 bài học mà tôi nhận ra, thay đổi từ bây giờ để tìm về an yên
- Rúng động: Chồng ép vợ cùng nhảy lầu quyên sinh, nguyên nhân được cho là dịch bệnh phong tỏa, nợ nần chồng chất
- Thủ tướng: Tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, coi COVID-19 là bệnh đặc hữu
Theo báo cáo được WHO gửi các cơ quan báo chí đêm 14-7 sau khi tổ chức này làm việc cùng UNICEF, tỉ lệ bao phủ tiêm chủng toàn cầu tiếp tục giảm mạnh vào năm 2021, đẩy trẻ em toàn thế giới vào nguy cơ bùng phát một loạt dịch bệnh có tỉ lệ tử vong rất cao nếu không được chủng ngừa.
Số liệu cụ thể đối với một số căn bệnh nguy hiểm nhất cho thấy tỉ lệ trẻ em được tiêm 3 liều vắc-xin phòng bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà (DTP3) - được WHO gọi là "vắc-xin cứu sinh" một dấu hiệu quan trọng đánh dấu tỉ lệ bao phủ tiêm chủng trong và giữa các quốc gia - đã giảm 5 điểm phần trăm từ năm 2019 đến năm 2021, xuống còn 81%.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tại một cuộc họp của tổ chức này - Ảnh: WHO
Tỉ lệ bao phủ vắc xin giảm ở mọi khu vực, trong đó khu vực Đông Á và Thái Bình Dương ghi nhận sự đảo ngược mạnh nhất về tỷ lệ bao phủ DTP3, giảm 9 điểm phần trăm chỉ trong 2 năm.
Ấn Độ, Nigeria, Indonesia, Ethiopia và Philippines lần lượt là những nước thuộc tốp đầu trong "danh sách đen" về sụt giảm tiêm chủng. Nếu tính đến số trẻ em hoàn toàn chưa được tiêm mũi DTP3 nào, Myanmar và Mozambique đứng đầu bảng.
Kết quả là, 25 triệu trẻ em đã bỏ lỡ một hoặc nhiều liều DTP3 thông qua các dịch vụ tiêm chủng thông thường chỉ trong năm 2021, nhiều hơn 2 triệu so với năm 2020 và 6 triệu so với năm 2019.
Mức độ bao phủ không đầy đủ đã dẫn đến hậu quả nhìn thấy được trong 12 tháng qua: các đợt bùng phát bệnh sởi và bại liệt lẽ ra có thể ngăn ngừa được.
Tỉ lệ bao phủ bệnh sởi liều đầu tiên giảm xuống 81% vào năm 2021, cũng là mức thấp nhất kể từ năm 2008. Điều này có nghĩa là 24,7 triệu trẻ em đã bỏ lỡ liều tiêm sởi đầu tiên vào năm 2021, nhiều hơn 5,3 triệu so với năm 2019. Thêm 14,7 triệu trẻ không nhận được liều thứ hai cần thiết.
Tương tự, so với năm 2019, thêm 6,7 triệu trẻ em bỏ lỡ liều thứ ba của vắc-xin bại liệt và 3,5 triệu trẻ bỏ lỡ liều đầu tiên của vắc-xin HPV - loại vắc-xin bảo vệ trẻ em gái chống lại ung thư cổ tử cung sau này trong cuộc đời.
"Đây là một báo động đỏ về sức khỏe trẻ em. Chúng ta đang chứng kiến sự sụt giảm liên tục lớn nhất về lượng tiêm chủng ở trẻ em trong một thế hệ" - WHO dẫn lời bà Catherine Russell, Giám đốc Điều hành UNICEF.
Bà Russell khẳng định thêm rằng "hậu quả sẽ được tính bằng mạng sống" và khuyến cáo các chính phủ và cơ quan y tế toàn thế giới: "Chúng ta cần bắt kịp tốc độ chủng ngừa cho hàng triệu trẻ còn thiếu các mũi tiêm; nếu không chắc chắn chúng ta sẽ chứng kiến nhiều đợt bùng phát dịch bệnh hơn, nhiều trẻ em bệnh hơn và áp lực lớn hơn đối với hệ thống y tế vốn đã căng thẳng".
WHO từng hy vọng rằng năm 2021 sẽ là một năm phục hồi trong đó các chương trình tiêm chủng bị suy giảm vào năm 2020, nhưng kết quả là tình hình ngày một tồi tệ do nhiều nước tiếp tục phải vật lộn với đại dịch.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: "Việc lập kế hoạch và giải quyết Covid-19 cũng nên đi đôi với việc tiêm chủng các bệnh giết người như sởi, viêm phổi và tiêu chảy. Đó không phải là câu hỏi về lựa chọn một trong hai, bạn có thể làm cả hai".
Nguy hiểm nhân đôi khi song hành "khủng hoảng đói"
WHO cảnh báo thêm rằng sự "trượt lùi lịch sử" về tỉ lệ tiêm chủng đang diễn ra trong bối cảnh tỉ lệ suy dinh dưỡng cấp tính nghiêm trọng đang tăng nhanh. Một đứa trẻ bị suy dinh dưỡng đã có khả năng miễn dịch suy yếu và việc bỏ lỡ tiêm chủng có thể đồng nghĩa với việc các bệnh thông thường ở trẻ em sẽ nhanh chóng gây tử vong
"Sự hội tụ của "khủng hoảng đói" với việc khoảng trống iêm chủng ngày càng tăng có nguy cơ tạo ra những điều kiện cho một cuộc "khủng hoảng sống còn" ở trẻ em" - WHO nhấn mạnh trong tuyên bố.
Theo Người lao động
-
Sức khỏe10 giờ trướcTheo các bác sĩ, trẻ thiếu máu nhưng thừa sắt có thể do Thalassemia (tan máu bẩm sinh). Bệnh này có chi phí chữa trị tốn kém và cần phải phát hiện sớm để điều trị kịp thời.
-
Sức khỏe10 giờ trướcBệnh nhân vào viện trong tình trạng nôn ra máu đỏ tươi, tiếp xúc chậm, da xanh tái, niêm mạc nhợt, thể trạng gầy.
-
Sức khỏe12 giờ trướcNam thanh niên 24 tuổi đã tự tiêm filler để tăng kích cỡ dương vật. Sau hai năm, bộ phận này sưng tấy, rỉ mủ và hoại tử da.
-
Sức khỏe12 giờ trướcCác nghiên cứu đã cho thấy người tiêu thụ nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, cũng như bệnh tim mạch cao hơn bình thường.
-
Sức khỏe15 giờ trướcChiều 2/2, đại diện AstraZeneca Việt Nam cho biết, AstraZeneca và Bệnh viện Chợ Rẫy vừa ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2023-2025 nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bệnh nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía nam.
-
Sức khỏe15 giờ trướcKhi mở túi đựng thi thể, nhân viên nhà tang lễ phát hiện bệnh nhân 66 tuổi đang thở gấp.
-
Sức khỏe15 giờ trướcĐối phó với thời tiết nồm ẩm, chắc chắn nhiều người trong số chúng ta dễ stress. Đó là còn chưa kể sức khỏe bị ảnh hưởng.
-
Sức khỏe17 giờ trướcQuả dừa, trà xanh và một số thực phẩm rất phổ biến sẽ giúp cơ thể bạn thanh lọc sau kỳ nghỉ Tết ăn uống thả ga.
-
Sức khỏe20 giờ trướcSau khi uống rượu ngâm củ ấu tẩu, hai người đàn ông ở Hải Dương đều cảm thấy tức ngực, khó thở, phải nhập viện cấp cứu.
-
Sức khỏe20 giờ trướcLão hóa là quy luật tự nhiên, chẳng ai có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, tốc độ lão hóa ở mỗi người là khác nhau, có người bị lão hóa nhanh nhưng có người thì lại chậm.
-
Sức khỏe20 giờ trướcDù ở bất kỳ độ tuổi nào bạn cũng nên nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường của suy hô hấp để kịp thời chẩn đoán, điều trị.
-
Sức khỏe1 ngày trướcThực phẩm siêu chế biến như xúc xích, khoai tây chiên, nước ngọt, bánh quy… có mối liên hệ với nhiều loại bệnh, đặc biệt là ung thư buồng trứng.
-
Sức khỏe1 ngày trướcChế độ ăn uống có thể là một vũ khí mạnh mẽ tác động đến tốc độ lão hóa. Mỗi ngày bạn nên duy trì ăn 1 trong 6 món dưới đây, sau 1 thời gian ngắn sẽ thấy hiệu quả.
-
Sức khỏe1 ngày trướcThông tin bảo quản bánh chưng trong ngăn đá tủ lạnh lâu ngày có thể gây bệnh ung thư đang khiến nhiều người lo lắng. Cùng lắng nghe phân tích của chuyên gia công nghệ thực phẩm!