Những hải sản ngon nhưng dễ chứa độc tố, phải cẩn trọng khi ăn

Thông tin 1 phụ nữ bị tử vong sau khi bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus do làm tôm bị đầu nhọn của tôm đâm vào ngón tay khiến nhiều người rất lo sợ.

Vừa qua, thông tin một phụ nữ (60 tuổi, Trung Quốc) bị tử vong sau khi bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus do trong quá trình làm tôm bị đầu nhọn của tôm đâm vào ngón tay khiến nhiều người rất lo sợ.

Ảnh minh họa

Được biết, trường hợp tử vong do nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus như người phụ nữ trên là trường hợp hiếm gặp. Đây là loại vi khuẩn rất nguy hiểm, khi nhiễm phải vi khuẩn này có tới 75% người đều qua đời chỉ trong vòng 48 tiếng do suy đa tạng nghiêm trọng. Vi khuẩn này được ví là kẻ giết người thầm lặng trong đại dương.

Theo các nghiên cứu khoa học, môi trường sống của vi khuẩn này là nước ấm ở bờ biển, thường xuất hiện vào mùa hè, chúng thường bám vào các loài động vật phù du, động vật giáp xác sống ở bề mặt nước. Bản chất các độc tố này thuộc nhóm chất độc thần kinh, nên khi con người bị nhiễm chất độc này sẽ tác động trực tiếp đến hệ thần kinh và hệ tim mạch.

Trường hợp nhẹ thì gây ra những triệu chứng ngộ độc như tê môi, lưỡi, miệng, mặt, tê các ngón tay, bàn tay, ngón chân và bàn chân, đồng thời thấy đau đầu, vã mồ hôi, đau bụng, buồn nôn và nôn, tăng tiết nước bọt… Trường hợp nặng có thể mệt lả, liệt toàn thân, hôn mê… dẫn đến tử vong.

Một số hải sản dễ nhiễm độc tố

Ảnh minh họa

Cá nóc

Cá nóc chứa độc tố độc hại từ trong nội tạng. Độc tính của cá nóc có thể khiến người bị nhiễm độc ngứa, choáng váng, chuyển biến nặng sẽ dấn tới tê liệt cơ bắp, hôn mê và tử vong.

Dù biết thịt cá nóc rất độc, nhưng nhiều người vẫn mạo hiểm thử sức với món ăn độc đáo này bởi hương vị hấp dẫn và trải nghiệm cảm giác tê lưỡi do phần độc tố còn lại trong thịt.

Cá bống vân mây

Theo các nhà khoa học, trong cá bống vân mây có độc tố tetrodotoxin, tương tự độc tố của cá nóc. Đây là một trong các chất có độc tính mạnh gấp 275 lần so với xyanua và gấp 50 lần so với mã tiền. Độc tố tetrodotoxin không bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Do đó, cho dù cá bống vân mây được nấu chín kỹ thì người ăn cá vẫn bị ngộ độc.

Sò huyết

Trong sò chứa rất nhiều các loại vi khuẩn và virus gây bệnh. Sò huyết mang trong mình vi khuẩn viêm gan và thương hàn. Mặc dù chúng ta luộc sò huyết và cho sôi nhanh song vẫn không ngăn được những mầm bệnh chết người có trong sò huyết, bao gồm cả bệnh lị. Vì vậy, nếu ăn thì phải lựa chọn cẩn thận.

Sứa biển

Sứa còn sống chứa nhiều độc tố, vô tình chạm phải sẽ gây dị ứng, rát, bỏng. Theo các chuyên gia y tế, độc tố của sứa biển khi xâm nhập vào cơ thể con người có thể gây đau đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, tụt huyết áp... Để bảo đảm an toàn, phải chế biến sữa thật kỹ, ngâm sứa qua ba lần trong nước muối, phèn cho hết độc... rồi mới sử dụng.

Hàu sống

Hàu đặc biệt tốt cho sinh lý nam tuy nhiên khi môi trường biển ngày càng trở nên ô nhiễm thì hàu lại mang đến nhiều cái hại hơn là lợi. Ăn hàu mặc dù không gây ngộ độc trực tiếp cho sức khỏe thế nhưng về lâu dài nó sẽ tích tụ và khiến cho người ăn tăng nguy cơ mắc bệnh Gout đặc biệt là ăn hàu sống.

Cách xử trí khi bị ngộ độc hải sản

Nếu bạn phát hiện bản thân hoặc người thân bị dị ứng, ngộ độc hải sản, việc đầu tiên nên làm là kích thích gây nôn để đẩy phần thức ăn gây dị ứng ra khỏi cơ thể. Những trường hợp nặng hơn cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ cứu chữa kịp thời. Ngoài ra, có thể pha chế nước giải độc sau:

Mật ong

Khi thấy biểu hiện bị ngộ độc hải sản, bạn có thể pha một chút mật ong với nước ấm để uống. Trong mật ong có 1 số vitamin làm giảm ngứa ngáy do dị ứng hải sản gây ra.

Chanh

Khi bị dị ứng tôm, bạn chỉ cần pha một cốc nước chanh ấm để uống là tình trạng dị ứng sẽ giảm dần.

Gừng

Khi thấy trên da có biểu hiện nổi ban đỏ hoặc triệu chứng đầy bụng, đau bụng do dị ứng hải sản, bạn chỉ cần đập dập 1 nhánh gừng nhỏ để pha với nước nóng, chờ nước nguội bớt và uống là bạn sẽ thấy dễ chịu hơn.

Theo GiadinhNet


lưu ý khi ăn hải sản

hải sản


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.