Những nhân tố giúp bệnh nhân Ebola sống sót

Hiện thế giới vẫn chưa có phương cách chữa trị căn bệnh Ebola, tuy nhiên có những bệnh nhân thoát khỏi lưỡi hái tử thần, nhưng một số không may tử vong. CNN đưa ra một số giả thuyết vì sao có người sống, người chết khi cùng được điều trị Ebola.

Hiện thế giới vẫn chưa có phương cách chữa trị căn bệnh Ebola, tuy nhiên có những bệnh nhân thoát khỏi lưỡi hái tử thần, nhưng một số không may tử vong. CNN đưa ra một số giả thuyết vì sao có người sống, người chết khi cùng được điều trị Ebola.
 

Nữ y tá gốc Việt Nina Phạm bị nhiễm virus Ebola.

 
Bác sĩ Kent Brantly, Nancy Writebol và Rick Sacra nhiễm virus Ebola khi làm việc ở Liberia, đều sống sót. Nữ y tá Tây Ban Nha - Teresa Romero Ramos - cũng thoát khỏi cơn bạo bệnh. Nhưng không may mắn như những người này, Thomas Eric Duncan và linh mục Tây Ban Nha - Miguel Pajares - mặc dù được chữa trị nhưng vẫn không qua khỏi. Mặc dù không có câu trả lời chính xác, nhưng một loạt những nhân tố dưới đây có thể đều giúp bệnh nhân Ebola sống sót.
 
Điều trị sớm, chất lượng cao: Đây có thể là yếu tố quan trọng nhất trong cuộc chiến đánh bại Ebola. Những bệnh nhân sống sót ở Mỹ đều có một điểm chung, họ được đưa đến 2 trong số 4 bệnh viện đã được chuẩn bị sẵn sàng trong nhiều năm để điều trị bệnh lây nhiễm cao như Ebola. Brantly và Writebol đều được chữa trị thành công ở bệnh viện Đại học Emory Atlanta, trong khi Sacra được điều trị ở Trung tâm Y tế Nebraska, Omaha.
 
Duncan không đến một trong số 4 bệnh viện trên mà tới bệnh viện Presbyterian ở Dallas sau khi có dấu hiệu sốt. Mặc dù biết Duncan trở về từ Liberia, nhưng bệnh viện vẫn để ông về nhà với toa thuốc kháng sinh. Sau đó, ông nhanh chóng nhập viện trở lại trong tình trạng ốm yếu hơn, khiến hai y tá chăm sóc ông bị nhiễm bệnh. Họ đều được đưa đến những bệnh viện chuyên biệt hơn như Emory và Viện sức khỏe quốc gia ở Maryland.
 
Nhanh chóng bù nước: Sau khi tìm được một bệnh viện thích hợp để điều trị Ebola, những bệnh nhân sống sót thông thường được nhanh chóng bù nước. Bác sĩ Tom Frieden, Giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh nói rằng, điều quan trọng nhất khi điều trị bệnh nhân Ebola là bù nước và điện giải. Điều đó đòi hỏi phải có sự chăm sóc đặc biệt tỉ mỉ và tích cực bù nước trong nhiều trường hợp.
 
Một bệnh nhân được chăm sóc đúng cách thường có hệ miễn dịch tốt, cơ hội sống sót tăng lên. Nhưng những điều này tìm được ở phần lớn các nước Tây Phi. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới chính thức thông báo Nigeria đã "xóa sổ" được dịch bệnh chết người này.
 
Truyền huyết tương: Cả ba bệnh nhân Ebola là Sacra, nhà quay phim Ashoka Mukpo và y tá gốc Việt Nina Phạm đều được truyền huyết tương của Brantly, và cả 3 đều trong tình trạng sức khỏe ổn định. Về mặt lý thuyết, trong huyết tương của Brantly có chứa các kháng thể cần thiết chống lại virus này.
 
Thử nghiệm thuốc: Mặc dù thuốc chưa được thử nghiệm lâm sàng có thể gây rủi ro, nhưng với tỉ lệ tử vong cao tới 50%, WHO cho rằng cần thiết đưa thuốc vào điều trị Ebola, ngay cả khi chưa biết hiệu quả hay tác dụng phụ của thuốc. Những thuốc thử nghiệm đang được sử dụng là ZMapp, Favipiravir, Brincidofovir và TKM-Ebola. Brantly và Writebol đều uống ZMapp và cả hai cùng sống sót. Nhưng Pajares cũng uống ZMapp và không qua khỏi.
 
Giám đốc khoa truyền nhiễm Bệnh viện Emory cho biết, đây là những bệnh nhân đầu tiên dùng loại thuốc này, do đó ông thành thật nói rằng, chưa rõ thuốc có tạo nên khác biệt nào không.
 
Nữ y tá Teresa Romero Ramos uống thuốc chống virus Favipiravir và được nhận kháng thể từ một bệnh nhân sống sót ở Tây Phi, hiện bà đã khỏi bệnh. Trong khi đó, bên cạnh việc truyền máu, Sacra còn dùng thuốc thử nghiệm TKM-Ebola, loại thuốc mới được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ chấp thuận sử dụng rộng rãi.
 
Bệnh nhân Duncan dùng một loại thuốc chưa được thử nghiệm khác là Brincidofovir, nhưng 6 ngày sau khi đưa vào bệnh viện Texas ông mới dùng. Có thể do không dùng thuốc sớm nên ông không chiến thắng căn bệnh này.

Theo Lao Động


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.