- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Phụ nữ đi khám phụ khoa có 3 "điều nhạy cảm" cần thú nhận với bác sĩ: Đơn giản nhưng có thể giúp chị em tránh được viêm nhiễm và ung thư cổ tử cung
Thành thật với bác sĩ là một trong những điều giúp nâng cao hiệu quả chữa trị, đặc biệt là khi khám phụ khoa không được giấu 3 việc này.
- Uống nước theo kiểu này chẳng khác nào "tự đầu độc", nạp vào cơ thể 1 chất gây ung thư mà WHO cảnh báo, lại tiềm ẩn nguy cơ vô sinh cao
- Vì sao nhiều người tiếp xúc gần F0 nhưng không nhiễm Covid-19
- Dù mặc kín bưng nhưng vẫn luôn cảm thấy lạnh run người: Dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khoẻ bạn nên chú ý
Có lẽ bệnh phụ khoa chính là vấn đề mà mọi chị em đều sợ. Theo thống kê, có 70% phụ nữ mắc viêm nhiễm phụ khoa và thường bị tái phát nhiều lần, thậm chí là không tự nhận biết được dấu hiệu bệnh phụ khoa. Nó gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, làm ngứa ngáy "vùng kín", giảm khoái cảm khi "làm chuyện ấy" và gây biến chứng đến khả năng sinh sản.
Trong một số trường hợp nặng, bệnh phụ khoa còn là tác nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung - một loại bệnh khó chữa với tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em lại có tâm lý ngại ngùng, né tránh những câu hỏi của bác sĩ và không khai thật tình trạng bệnh. Điều này vô tình làm cản trở quá trình khám bệnh và điều trị của bản thân, tạo điều kiện cho bệnh tăng nặng hơn.
Phụ nữ nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm dấu hiệu bệnh tật.
Theo các chuyên gia, khi đi khám phụ khoa, phụ nữ hãy chuẩn bị sẵn tâm lý bình tĩnh, nên gạt bỏ mọi xấu hổ và "khai thật" với bác sĩ những việc sau. Bạn càng giấu thì bệnh không bao giờ khỏi được:
3 điều khi khám phụ khoa mà chị em không được giấu
1. "Vùng kín của tôi có mùi khó chịu"
Phụ nữ rất mặc cảm và tự ti khi "vùng kín" có mùi hôi, cho nên thường xuất hiện tâm lý giấu giếm không để ai biết. Các chuyên gia chia sẻ, âm đạo có mùi hôi nhẹ là chuyện bình thường, chỉ cần bạn vệ sinh hàng ngày thì sạch sẽ như cũ. Tuy nhiên nếu chuyển sang mùi tanh, hăng, hôi khó chịu thì phải cẩn thận nhiễm trùng.
Khi "vùng kín" có mùi hôi, bạn có thể đã bị nhiễm khuẩn hoặc viêm âm đạo do nấm. Thậm chí đây còn là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu, dù có sử dụng dung dịch vệ sinh hàng ngày cũng không hết. Nếu mắc phải, chị em nên đến bệnh viện và mô tả đúng tình trạng bệnh với bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
Đừng ngại ngùng mà hãy nói thật với bác sĩ để tìm được cách điều trị hiệu quả.
2. "Tôi bị ngứa "vùng kín" dài ngày"
Ngứa "vùng kín" đa phần đến từ thói quen sinh hoạt không khoa học, chẳng hạn như mặc quần lót quá chật, vệ sinh không sạch sẽ hay dùng mỹ phẩm có thành phần mẫn cảm… Nhưng nếu tình trạng này diễn ra liên tục, chị em sẽ phải đối mặt với bệnh nhiễm trùng, bệnh lây qua đường tình dục và kể cả ung thư.
Nhìn chung, ngứa "vùng kín" khiến phụ nữ luôn cảm thấy bứt rứt, khó chịu, ngứa ngáy, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Nguy hiểm hơn, phụ nữ mang thai nếu mắc phải bệnh phụ khoa còn làm tăng nguy cơ dị tật, sinh non và sức đề kháng kém ở thai nhi. Vậy nên đừng ngại ngùng mà giấu, hãy cố đi khám sớm và thành thật khi đối diện với bác sĩ.
Càng ngại ngùng, chị em lại càng tự "rút ngắn" tỷ lệ điều trị bệnh thành công.
3. "Tôi cảm thấy đau khi quan hệ tình dục"
Đây là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ khi quan hệ với "đối tác". Gần như 3 trong số 4 phụ nữ đều bị đau khi quan hệ tại một số thời điểm. Hầu như đây chỉ là vấn đề tạm thời, chỉ cần nghỉ ngơi là hết đau ngay. Tuy nhiên, có một số người lại thường xuyên gặp phải tình trạng này, kéo dài nhiều ngày và ảnh hưởng đến "cuộc yêu".
Lúc này, nhiều phụ nữ thường "ngậm ngùi" giấu đi vì ngại nói với bác sĩ về chuyện quan hệ tình dục của bản thân. Thế nhưng theo các chuyên gia, đau khi quan hệ tình dục có thể là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa, chẳng hạn như u nang buồng trứng hoặc lạc nội mạc tử cung. Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ phát triển thành các bệnh khác nguy hiểm hơn.
"Chuyện ấy" tuy khó nói nhưng đừng giấu kín khi gặp vấn đề kẻo bệnh nặng thêm.
Những quy tắc chăm sóc "vùng kín" ngừa bệnh phụ khoa mà ít phụ nữ biết
Theo bà Leah Millheiser – bác sĩ tại Trung tâm Y khoa Đại học Standford (Mỹ), chăm sóc "vùng kín" chính là cách đơn giản nhất để ngăn ngừa bệnh phụ khoa. Chính vì vậy, phụ nữ cần phải nắm rõ những quy tắc sau để bảo vệ "vùng kín" từ sớm, không lo bệnh tật:
- Luôn giữ vệ sinh "tam giác mật" kỹ càng hàng ngày. Sau khi đi vệ sinh thì nên lau sạch từ trước ra sau để tránh lây nhiễm vi khuẩn.
- Thay băng vệ sinh và rửa "vùng kín" thường xuyên bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ. Cần chăm sóc kỹ càng hơn nếu chị em đang trong kỳ kinh.
- Cần thay đồ lót hàng ngày để ngăn mùi cũng như tránh viêm nhiễm. Chọn đồ lót khô thoáng, nếu ra mồ hôi nhiều thì nên thay nhiều hơn.
- Có chế độ dinh dưỡng cân bằng, ăn uống đủ dưỡng chất và uống nhiều nước để bảo vệ "vùng kín" cũng như chức năng sinh sản.
- Đi khám phụ khoa định kỳ cũng là cách bảo vệ "vùng kín" khỏi bệnh tật. Nhất là không được che giấu điều gì khi bác sĩ hỏi đến.
Theo Indiatimes, Healthline
Theo Trí Thức Trẻ
-
Sức khỏe11 giờ trướcNước râu ngô là thức uống được nhiều người yêu thích vậy nhưng không phải ai cũng uống được, dưới đây là những người không nên uống nước râu ngô.
-
Sức khỏe12 giờ trướcChạy bộ là hoạt động thể thao tốt cho sức khoẻ, vậy chạy bộ 2km/ngày có tác dụng gì?
-
Sức khỏe16 giờ trướcMassage không đúng cách có thể chấn thương cổ, dẫn đến các biến chứng yếu liệt, khó vận động, lâu dần biến chứng hệ hô hấp, tim mạch, nguy cơ tử vong cao.
-
Sức khỏe16 giờ trướcNghiên cứu mới từ Bồ Đào Nha đã chỉ ra tác động đáng kinh ngạc của cà phê đối với tuổi thọ và nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng khi về già.
-
Sức khỏe19 giờ trướcĂn đu đủ khi bụng đói vào buổi sáng mang lại nhiều lợi ích, bao gồm cải thiện tiêu hóa, giải độc, tăng cường sức khỏe làn da, ổn định lượng đường trong máu, tăng cường khả năng miễn dịch, giúp tinh thần minh mẫn và tập trung tốt hơn.
-
Sức khỏe21 giờ trướcCải bắp là loại rau phổ biến trong mùa đông, cải bắp rất tốt cho sức khoẻ, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên ăn cải bắp?
-
Sức khỏe22 giờ trướcTiêu thụ nước ngọt có ga thường xuyên làm tăng nguy cơ loãng xương, đặc biệt là ở phụ nữ. Loãng xương là tình trạng xương trở nên yếu và giòn, dễ gãy, gây đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
-
Sức khỏe1 ngày trướcLoại hạt nhỏ bé này từ lâu đã được coi là "viên ngọc quý" trong chế độ ăn uống của người châu Á khi không chỉ là nguồn cung cấp protein tuyệt vời mà còn mang đến vô vàn lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSau khi đi massage với mục đích giảm đau cổ vai gáy, nữ ca sĩ không may bị trật khớp cổ, nằm liệt giường và qua đời hôm 8/12. Bác sĩ trị liệu cho rằng, việc massage cổ vai gáy sai cách có thể dẫn đến tử vong
-
Sức khỏe1 ngày trướcMùi vị của loại củ này có thể khiến nhiều người e ngại, nhưng lợi ích sức khỏe mà nó mang lại đã được chứng minh.
-
Sức khỏe1 ngày trướcLoại trái cây quen thuộc này với vị chua ngọt thanh mát, không chỉ là món ăn giải khát được ưa chuộng mà còn là "kho báu" dinh dưỡng với vô vàn lợi ích cho sức khỏe.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhoai lang được ví như "thần dược mua đông" nhưng không phải ai cũng biết rằng thời điểm ăn khoai lang cũng ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Vậy khi nào nên ăn khoai lang để đạt hiệu quả tối ưu?
-
Sức khỏe1 ngày trướcRau sống ngâm nước muối quá lâu sẽ không tốt cho sức khỏe; người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai không nên ăn loại thực phẩm này...
-
Sức khỏe2 ngày trướcChơi thể thao là cách rèn luyện sức khỏe, nhưng không ít trường hợp đột quỵ ngay trên sân tập, dưới đây là lưu ý khi tập luyện thể thao để tránh nguy cơ đột quỵ.