- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tế bào ung thư thích nhất 3 loại hương vị này, nhiều người giật mình nhận ra ngày nào cũng ăn như thế
Giữa người mắc bệnh ung thư và những người khỏe mạnh có rất nhiều điểm khác biệt. Bao gồm cả những sở thích ăn uống.
Câu "bệnh từ miệng mà ra" đặc biệt đúng với ung thư. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống có liên quan mật thiết đến sự phát triển của tế bào ung thư. Nếu muốn giảm nguy cơ mắc bệnh, bên cạnh duy trì lối sống lành mạnh, bạn cần đặc biệt chú ý đến những hương vị mà tế bào ung thư “ưa thích” dưới đây.
Tế bào ung thư thích vị ngậy của nhiều dầu mỡ
Gà rán, thịt nướng, khoai tây chiên... những thực phẩm nhiều dầu mỡ này luôn có sức hấp dẫn khó cưỡng, nhưng cũng chính là món khoái khẩu của tế bào ung thư.
Ảnh minh họa
Một nghiên cứu do nhóm của Viện sĩ Tống Nhĩ Vĩ (Đại học Tôn Dật Tiên, Trung Quốc) công bố trên Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS) vào tháng 5/2024 đã chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều chất béo có thể làm tăng nguy cơ ung thư, nhất là ung thư vú và ung thư hắc tố.
Cụ thể, khi cơ thể hấp thụ quá nhiều chất béo, hệ vi sinh vật đường ruột bị thay đổi, giải phóng một lượng lớn leucine - một loại axit amin có khả năng kích thích tế bào ức chế miễn dịch. Điều này làm suy yếu hệ miễn dịch và thúc đẩy sự phát triển của viêm nhiễm, khối u.
Tế bào ung thư thích vị ngọt đậm của nhiều đường
Nước ngọt, trà sữa, bánh ngọt… là những món quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là với giới trẻ. Nhưng việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh ung thư.
Một nghiên cứu tại Mỹ năm 2020 trên hơn 100.000 người cho thấy, những người tiêu thụ nhiều đường có nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư vú, cao hơn đáng kể so với những người tiêu thụ ít đường. Ngoài ra, nghiên cứu của Đại học Harvard công bố trên Current Developments in Nutrition năm 2022 còn chỉ ra rằng phụ nữ uống hơn 1 ly đồ uống có đường mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn 78% so với những người hiếm khi uống.
Lý do là khi tiêu thụ quá nhiều đường, cơ thể dễ rơi vào trạng thái kháng insulin, làm tăng stress oxy hóa, gây rối loạn nội tiết và suy giảm hệ miễn dịch. Đồng thời gây tăng cân, thúc đẩy viêm nhiễm. Đây đều là những yếu tố góp phần vào sự phát triển của tế bào ung thư.
Tế bào ung thư thích vị mặn đậm khi ăn nhiều muối
Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra chế độ ăn thừa muối có liên quan tới rất nhiều bệnh ung thư, nhất là với hệ tiêu hóa. Ăn thừa muối có thể gây viêm mãn tính và tổn thương tế bào, làm tăng nguy cơ đột biến gen dẫn đến ung thư. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều muối còn làm suy yếu hệ miễn dịch, tạo môi trường thuận lợi cho tế bào ung thư phát triển.
Ảnh minh họa
Các món dưa muối, cá muối, thịt xông khói... mang đến vị đậm đà nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày. "Hướng dẫn quản lý rủi ro ung thư dạ dày" do Hiệp hội Ung thư Trung Quốc công bố năm 2023 chỉ ra rằng việc tiêu thụ quá nhiều muối có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, thúc đẩy đột biến gen và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Một phân tích trên 26 nghiên cứu toàn cầu cho thấy, so với những người ăn ít muối, nhóm tiêu thụ nhiều muối có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn 25%. Đặc biệt, người dân châu Á có nguy cơ cao hơn do thói quen ăn mặn.
Theo WHO và cả "Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Trung Quốc (2022)" lượng muối tiêu thụ mỗi ngày không nên vượt quá 5g để hạn chế rủi ro sức khỏe. Nhưng thực tế, chúng ta thường ăn gần gấp đôi con số này.
Chế độ ăn uống giúp giảm nguy cơ ung thư
Các chuyên gia từ Hiệp hội Ung thư Trung Quốc đưa ra khuyến nghị về chế độ ăn uống lành mạnh để phòng ngừa ung thư với 7 lưu ý:
- Tăng cường ngũ cốc nguyên hạt: Chứa nhiều chất xơ và hợp chất phenolic giúp giảm nguy cơ ung thư đại tràng, tuyến tụy và vú.
- Ưu tiên chất béo không bão hòa: Từ cá, dầu ô liu, quả hạch… giúp giảm viêm và nguy cơ ung thư.
- Bổ sung protein chất lượng cao: Từ thịt nạc, trứng, sữa ít béo, đậu nành… thay vì thịt chế biến sẵn.
- Ăn nhiều rau củ và trái cây: Đảm bảo ít nhất 2/3 khẩu phần ăn để cung cấp chất chống oxy hóa và chất xơ.
- Uống trà xanh: Chứa polyphenol giúp giảm nguy cơ ung thư.
- Hạn chế rượu: Hơn 740.000 ca ung thư vào năm 2020 có liên quan đến rượu, theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC).
- Tránh thực phẩm chiên, nướng, rán: Ưu tiên hấp, luộc, hầm để hạn chế sản sinh hợp chất gây ung thư.
Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn
-
Sức khỏe1 giờ trướcNước rau má từ lâu đã nổi tiếng là một thức uống giải khát tuyệt vời, đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là khả năng hỗ trợ chức năng gan.
-
Sức khỏe2 giờ trướcKhi thời tiết lạnh, lẩu là lựa chọn đầu tiên của nhiều người. Tuy nhiên, các bác sĩ chỉ ra rằng thành phần của lẩu có thể làm tăng gánh nặng cho thận khi tiêu thụ quá nhiều.
-
Sức khỏe15 giờ trướcNhiều người hiểu nhầm hoặc hiểu sai về bệnh cúm và cảm cúm nên không ít người dân chủ quan trong phòng bệnh cúm. Đặc biệt đối với người có bệnh lý nền, người cao tuổi, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai…, khiến bệnh có thể diễn tiến nặng.
-
Sức khỏe20 giờ trướcGừng là loại gia vị rất thường thấy trong cuộc sống, cũng có tác dụng bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.
-
Sức khỏe23 giờ trướcNhững người có hệ miễn dịch yếu, người sẵn bệnh nền, người cao tuổi thường có nguy cơ bị virus tấn công mạnh vào hệ hô hấp, gây ra những biến chứng nguy hiểm.
-
Sức khỏe1 ngày trướcQuả mơ, với vẻ ngoài căng mẩy vàng ươm, hương vị chua ngọt hấp dẫn không chỉ là một loại trái cây thơm ngon mà còn là 'vị thuốc' quý giá mà thiên nhiên ban tặng. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe không phải ai cũng biết của loại quả quen thuộc này.
-
Sức khỏe1 ngày trướcSau 2 tuần điều trị, vết thương của người phụ nự gặp biến chứng sau khi hút mỡ bụng đã lành, được xuất viện.
-
Sức khỏe1 ngày trướcViệt Nam ghi nhận 8 ca tử vong do bệnh cúm mùa trong năm 2024 và hàng trăm ngàn người mắc. Bộ Y tế khuyến cáo người bệnh không tự điều trị
-
Sức khỏe1 ngày trướcCảm lạnh và cúm đều là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra nhưng khác nhau về triệu chứng, mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài.
-
1 ngày trước
-
1 ngày trước
-
Sức khỏe1 ngày trướcBệnh viện Bạch Mai đang điều trị cho nhiều bệnh nhân bị cúm A trong đó có các trường hợp phải thở máy, lọc máu để duy trì sự sống.
-
Sức khỏe1 ngày trướcThấy một vết máu nhỏ trên áo, người phụ nữ đi khám được chẩn đoán ung thư vú hai bên.
-
Sức khỏe1 ngày trướcKhông chỉ là một nguyên liệu quen thuộc trong bếp, củ cải còn là một nguồn dinh dưỡng quý giá.
-
Sức khỏe1 ngày trướcĐang làm việc tại Nhật Bản, bác sĩ Phạm Nguyên Quý đưa ra phân tích về tình trạng của Từ Hy Viên, bệnh cúm và y tế Nhật Bản.