Tỉnh táo trước lời đường mật về fluor

Thỉnh thoảng trên các phương tiện truyền thông, người ta nghe thấy những quảng cáo về các chế phẩm có chứa fluor với những thông điệp thế này: sử dụng thường xuyên fluor giúp răng chắc khoẻ; thiếu fluor dẫn đến những bệnh lý răng miệng, xương khớp nguy hiểm…

Thỉnh thoảng trên các phương tiệntruyền thông, người ta nghe thấy những quảng cáo về các chế phẩm có chứa fluorvới những thông điệp thế này: sử dụng thường xuyên fluor giúp răng chắc khoẻ;thiếu fluor dẫn đến những bệnh lý răng miệng, xương khớp nguy hiểm…

Tuy chưa có thống kê nhưng quacác câu hỏi tư vấn sức khoẻ, dễ dàng nhận thấy có nhiều người đã và đang ngộnhận về công dụng của fluor.

Hằng ngày cơ thể cần rất ítfluor

Với mong muốn con mình có hai hàmrăng trắng bóng, đều như bắp, chắc khoẻ đã thôi thúc không ít phụ huynh tìm muacác chế phẩm chứa fluor cho trẻ dùng thường xuyên, như: kem đánh răng, nước súcmiệng, kẹo chewing-gum hoặc các thực phẩm có bổ sung fluor (fluoridesupplements). Chế phẩm chứa càng nhiều fluor càng được ưu tiên lựa chọn. Ngaytrong nhiều mẫu quảng cáo, cũng đánh vào tâm lý này bằng những câu nhấn nhá làmđậm hàm lượng và công dụng của fluor có trong sản phẩm.

Tỉnh táo trước lời đường mật về fluor

Có nhiều người đã và đang ngộ nhận về công dụng của fluor

Đúng là fluor có chức năng thamgia vào quá trình phát triển răng, tạo ngà răng và men răng, giúp răng bền vữnghơn trước các tác nhân gây bệnh sâu răng. Tuy nhiên, có phải dùng nhiều fluor làtốt?

Hàng ngày, cơ thể chúng ta phảiđược cung cấp đủ năm nhóm chất dinh dưỡng qua thức ăn, thức uống: chất đạm, chấtbột đường, chất béo, vitamin và chất khoáng. Fluor chính là chất dinh dưỡng nằmtrong nhóm chất khoáng và là chất khoáng vi lượng, với ký hiệu hoá học là F. Gọilà vi lượng vì hàng ngày cơ thể ta cần rất ít fluor. Lượng cung cấp qua thức ănthức uống của fluor tính bằng miligram (mg), như trẻ từ 1 – 3 tuổi cần0,7mg/ngày, trẻ từ 4 – 8 tuổi cần 1,0mg/ngày, trẻ từ 9 tuổi trở lên và ngườitrưởng thành cần 2 – 4mg/ngày. Trong khi các chất khoáng đại lượng cần cung cấplại có lượng tính bằng gram (g), như canxi.

Thiếu hoặc thừa fluor đều hại

Trong cơ thể, fluor tham gia vàoquá trình phát triển răng, tạo ngà răng và men răng. Fluor cũng có vai trò quantrọng trong tạo xương bằng cách ảnh hưởng đến điều hoà chuyển hoá canxi vàphôtpho. Khi thiếu fluor sẽ dẫn đến bệnh sâu răng và loãng xương. Việc phát hiệnmối liên quan giữa thiếu fluor và bệnh sâu răng bắt nguồn từ thế kỷ thứ 19, khingười ta quan sát trong răng, đặc biệt ở ngà và men răng có chứa fluor.

Năm 1902, một số nhà khoa họcphát hiện dùng fluor có thể khắc phục bệnh sâu răng vì lượng fluor ở những răngsâu (nhất là men răng) thấp hơn đáng kể so với bình thường. Cũng từ đây, ngườita nhận thấy khi lượng fluor trong nước sinh hoạt thấp dưới 0,5mg/l sẽ xảy rabiểu hiện thiếu fluor, thường gặp là tình trạng sâu răng. Vai trò của fluorchống sâu răng chính là ở chỗ nó giúp răng bền vững hơn với môi trường bênngoài, như bền vững hơn trước tác dụng của các axit hữu cơ có trong thức ăn hoặccác axit này được tạo thành từ đường ăn hàng ngày.

Một đặc điểm quan trọng của fluorlà giới hạn thích hợp của hoạt động sinh học chất khoáng này hẹp. Tức là liều bổsung thích hợp và liều gây độc của fluor rất gần nhau. Thiếu hoặc thừa fluor đềucó hại cho cơ thể. Giới hạn cho phép của fluor trong khẩu phần ăn là 2,4 –4,8mg/kg thực phẩm (giới hạn này cũng áp dụng đối với các chế phẩm bổ sung dinhdưỡng) và trong nước ăn sinh hoạt hàng ngày là 1,2mg/l. Nếu bổ sung fluor quágiới hạn sẽ đưa đến thừa fluor và gây độc. Một loại bệnh thừa fluor hiện nayđược nói đến nhiều là bệnh “nhiễm độc fluor ở răng” (dental fluorosis). Đây làbệnh xảy ra ở trẻ được bổ sung quá nhiều fluor trong thời kỳ hình thành và pháttriển răng vĩnh viễn.

Lứa tuổi dễ bị mắc bệnh nhiễm độcfluor ở răng là từ 1 – 4 tuổi, quá 8 tuổi xem như không có nguy cơ. Loại bệnhnhiễm độc này thể hiện có vệt bẩn màu trắng hoặc vàng ở men răng, kích thước vệtto dần và có thể tạo màu nâu. Trên men răng còn xuất hiện các rãnh, bờ bị ănmòn, răng trở nên dễ vỡ. Bệnh gây tổn thương các răng vĩnh viễn. Nếu bổ sungthừa fluor dài hạn còn có thể gây ra bệnh “nhiễm độc fluor ở xương” (skeletalfluorosis) làm cho xương yếu, biến dạng, dễ gãy. Bệnh nhiễm độc fluor ở xươngcòn gây triệu chứng kích thích ruột và đau nhức khớp, dễ chẩn đoán lầm bị bệnhviêm đa khớp dạng thấp.

Như bất cứ chất dinh dưỡng nào,fluor được bổ sung hàng ngày với liều lượng vừa đủ là tốt nhất. Việc lạm dụng,cho dù với động cơ tốt, cũng đều tiềm ẩn những nguy hiểm cho sức khoẻ. Vì vậy,mọi người phải hết sức tỉnh táo trước những lời đường mật của các chương trìnhquảng cáo khi chọn mua các sản phẩm có chứa fluor.

Chỉ fluor thôi chưa đủ

Để giúp trẻ có hàm răng tốt, không bị sâu răng, chỉ bổ sung fluor thôi là chưa đủ, mà phải thực hiện cùng lúc nhiều biện pháp. Hiện nay, để phòng chống sâu răng do thiếu fluor, người ta sử dụng một số biện pháp thông qua bổ sung fluor qua đường miệng như các loại kem đánh răng có chứa fluor, sẽ giúp bổ sung một lượng fluor qua đường nuốt khi ta đánh răng. Hoặc có hẳn các chế phẩm bổ sung dinh dưỡng (còn gọi là thực phẩm chức năng) có chứa fluor.

Biện pháp bổ sung fluor quy mô lớn hơn là fluor hoá nước sinh hoạt tại các thành phố và tại các nơi có thể đưa lượng fluor thích hợp vào nước ăn hàng ngày. Ngoài ra, cần tạo các điều kiện sống hợp vệ sinh cho trẻ, cung cấp cho chúng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Giúp trẻ biết thực hiện các biện pháp vệ sinh nói chung, trong đó có vệ sinh răng miệng đúng cách. Nên định kỳ đưa trẻ đến nha sĩ để khám và được cho lời khuyên thêm về sức khoẻ, vệ sinh răng miệng, nhất là việc bổ sung fluor.

Theo PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức
SGTT



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.