Vì sao nên buộc tóc cao khi đi vệ sinh?

Nếu có mái tóc dài, bạn nên buộc cao lên khi đi vệ sinh, đó là lời khuyên của các chuyên gia nhằm bảo vệ sức khỏe, nhất là làn da của bạn.

Ngày càng nhiều người lưu ý đến các nguyên tắc bảo vệ sức khỏe trong việc sử dụng nhà vệ sinh, như lau dọn thường xuyên, hạn chế để khăn tắm trong khu vực này, không sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh dẫn đến tình trạng "ở lì" trong toilet... Tuy nhiên, chắc rất ít người biết việc buộc gọn mái tóc khi đi vệ sinh cũng cần thiết và đem lại lợi ích thiết thực.

Vì sao phải buộc tóc cao khi đi vệ sinh?

Lời khuyên này có thể khiến một số người cảm thấy "rất trời ơi đất hỡi", nhưng khi biết rõ vì sao nên làm thế, chắc chắn họ sẽ thay đổi suy nghĩ.

Vậy tại sao phải buộc tóc cao khi đi vệ sinh? Theo Daily Mail, bác sỹ Daria Sadovskaya người Singapore chính là người đưa ra lời khuyên khiến nhiều người bất ngờ này. Trong clip được chia sẻ trên TiklTok, nữ bác sỹ giải thích, nếu bạn để xoã tóc khi đi vệ sinh, lượng vi khuẩn "đậm đặc" xung quanh sẽ bám vào tóc.

Sau đó, những sợi tóc dài chạm vào mặt bạn, vi khuẩn sẽ xâm nhập làn da, sinh sôi và gây mụn trứng cá nếu việc làm sạch mặt không được thực hiện kỹ càng. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, chứng mụn trứng cá trở nên nặng hơn.

Vì sao nên buộc tóc cao khi đi vệ sinh?-1
Vì sao phải buộc tóc cao khi đi vệ sinh? Trước hết, điều này giúp bạn giảm nguy cơ mụn trứng cá do vi khuẩn trong phòng vệ sinh bám vào mặt. (Ảnh minh hoạ: Muzika)

Thêm một lý do vì sao nên buộc tóc cao khi đi vệ sinh: Kiểu tóc gọn gàng này giúp bạn không bị nóng và đổ nhiều mồ hôi khi ngồi trong không gian bí bách như toilet, nhất là vào mùa hè.

Một số điều không nên làm trong nhà vệ sinh

Dưới đây là một số hoạt động sai lầm liên quan đến nhà vệ sinh mà các chuyên gia khuyến cáo bạn nên từ bỏ.

- Mang điện thoại vào nhà vệ sinh: Vi khuẩn trong nhà vệ sinh sẽ bám vào điện thoại. Sau đó, bạn chạm vào điện thoại, đưa nó lên sát mặt, sát miệng để trò chuyện. Bạn cũng có thể để chiếc điện thoại nhiễm vi khuẩn từ nhà vệ sinh lên bàn ăn, gối ngủ, khiến vi khuẩn có rất nhiều cơ hội tấn công cơ thể, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của bạn.

- Xả nước bồn cầu mà không đậy nắp: Dòng nước xả ở bồn cầu sẽ phun các hạt nước li ti chứa vi khuẩn và chất bẩn vào không khí với bán kính khoảng 2m, phủ lên tất cả các bề mặt xung quanh. Vì vậy, sau khi đi vệ sinh, bạn nên đậy nắp bồn cầu trước khi xả nước để hạn chế sự phát tán vi khuẩn.

- Treo khăn mặt, khăn tắm quá gần bồn cầu: Như đã nói trên, việc xả nước bồn cầu làm bắn những hạt nước bẩn lên những vật ở gần, và khăn sẽ nhiễm bẩn. Vi khuẩn trong khăn rất dễ sinh sôi vì đây là môi trường ẩm. Vì vậy bạn nên treo khăn ở xa bồn cầu hoặc tốt nhất là không nên treo khăn ở trong nhà vệ sinh.

- Không lau dọn bồn cầu, nhà vệ sinh thường xuyên: Nhà vệ sinh, nhất là khu vực xung quanh bồn cầu, chứaa rất nhiều vi khuẩn nguy hiểm gồm cả E. coli, vi khuẩn shigella, liên cầu, tụ cầu và cúm. Trong đó bệ ngồi - nơi tiếp xúc trực tiếp với cơ thể chúng ta - là đáng lưu ý nhất. Vì vậy, bạn nên duy trì thói quen dọn rửa nhà vệ sinh, bồn cầu hàng ngày bằng các dung dịch tẩy rửa chuyên dụng.

- Để bàn chải đánh răng cùng nhiều đồ mỹ phẩm trong nhà vệ sinh: Bàn chải đánh răng tiếp xúc trực tiếp với răng miệng của chúng ta nên nếu để nó ở trong nhà vệ sinh mà không có hộp đựng, vi khuẩn sẽ bám vào rất nhiều. Mỹ phẩm của bạn cũng sẽ nhanh hỏng nếu để trong môi trường ẩm và nhiều vi sinh vật như nhà vệ sinh.

Theo VTC

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtc.vn/vi-sao-nen-buoc-toc-cao-khi-di-ve-sinh-ar828535.html?fbclid=IwAR2K_ABsaP8MQR41HMQzl6IVjjoX3diS6w3R6AHtlwngGMs2AGcfGaYgPlw

chăm sóc sức khỏe


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.