Cách làm nước cốt gừng tươi để giữ ấm cơ thể, chống cảm lạnh

Nước cốt gừng tươi là mặt hàng bán chạy trên các chợ mạng trong mùa đông, dùng ngâm, tắm để làm ấm cơ thể, chống cảm lạnh; bạn có thể tự làm để dùng dần.

Không chỉ sử dụng làm gia vị, gừng còn được coi là vị thuốc. Trong gừng có nhiều vitamin và chất chống ôxy hóa, giúp cơ thể bạn xử lý các gốc tự do, giảm nguy cơ mắc ung thư, bệnh tim mạch, tiểu đường... 

Nhiều người có thói quen uống nước gừng vào buổi sáng để hỗ trợ tiêu hóa, điều trị nhiễm trùng cảm lạnh và cúm, đặc biệt trong những ngày trời rét. Để khỏi cách rách giã và lọc mỗi ngày, bạn có thể làm sẵn nước cốt gừng tươi cất vào chai để dùng dần. Cách này không chỉ tăng độ tiện lợi mà giúp duy trì một thói quen có lợi cho sức khỏe.

 

Cách làm nước cốt gừng tươi để giữ ấm cơ thể, chống cảm lạnh-1Cách làm nước cốt gừng tươi rất đơn giản. (Ảnh: Douguo)
 

Cách làm nước cốt gừng tươi 

Chuẩn bị: Gừng già 500gr, nước 200-300ml. Để làm được chai nước cốt gừng chất lượng, bạn nên lưu ý chọn củ gừng già vì chúng có hương vị đậm đà và nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Gừng sau khi mua về cần được rửa nhiều lần cho sạch, trước đó có thể ngâm qua nước để làm tan phần đất giắt lại trong các khe của củ gừng.
 

Cách làm nước cốt gừng tươi để giữ ấm cơ thể, chống cảm lạnh-2Gừng chọn củ to già, tươi để có thành phẩm thơm ngon. (Ảnh: Xiachufang)

Gọt sạch vỏ gừng (có thể sử dụng găng tay để tránh cảm giác rát bỏng khi gọt quá nhiều) rồi cắt thành từng miếng nhỏ tầm 1cm. Cho gừng vào máy xay sinh tố, thêm 200-300ml nước sao cho ngập gừng rồi bấm máy để xay nhuyễn. 
 

Cách làm nước cốt gừng tươi để giữ ấm cơ thể, chống cảm lạnh-3Thái nhỏ gừng và cho vào máy xay. (Ảnh: Xiachufang)

Nếu máy xay sinh tố của bạn có công suất nhỏ, nên cắt gừng thành những lát mỏng hơn nữa để xay dễ dàng hơn.

Sau khi xay nhuyễn gừng, bạn đem lọc, ép lấy nước, sau đó cho phần nước gừng thu được vào nồi, đun sôi nhỏ lửa.

 

Cách làm nước cốt gừng tươi để giữ ấm cơ thể, chống cảm lạnh-4Lọc gừng lấy nước. (Ảnh: Xiachufang)

Trong lúc đun, thỉnh thoảng bạn nên khuấy nhẹ để tránh bị cặn đáy nồi gây cháy. Khi nước gừng sôi, bạn tắt bếp, để nguội.

Chuẩn bị lọ thủy tinh đã làm sạch và để khô, cho nước cốt gừng để nguội vào, đậy chặt nắp và cất tủ lạnh dùng dần.
 

Cách làm nước cốt gừng tươi để giữ ấm cơ thể, chống cảm lạnh-5Nước gừng sau khi đun sôi để nguội cho vào tủ dùng dần. (Ảnh: Xiachufang)
 

Mỗi sáng, bạn có thể sử dụng 2 thìa nước cốt gừng tươi trộn với một cốc nước ấm để uống phòng trừ bệnh tật, làm ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe. Bạn có thể thêm đường phèn hoặc mật ong để tăng hương vị.

Nước cốt gừng tươi còn có thể dùng để tắm hoặc ngâm chân trong mùa đông giúp làm ấm, tránh cảm mạo, hoặc để rửa và khử mùi thực phẩm, lau đồ thờ... 

Lưu ý:

- Nước ép gừng tươi có thể dùng uống thường xuyên mỗi ngày, tuy nhiên chỉ nên dùng lượng nhỏ như hướng dẫn. Trong lần đầu sử dụng, bạn nên thử một lượng nhỏ để xem phản ứng cơ thể, nhất là những người có cơ địa nóng trong, dễ nổi mụn.  

- Phần bã gừng lọc ra có thể tận dụng để pha vào nước ngâm chân, tránh bỏ đi gây lãng phí.

>>> Xem thêm các công thức món ngon mỗi ngày mới nhất

 

Theo VTC News

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vtcnews.vn/cach-lam-nuoc-cot-gung-tuoi-de-giu-am-co-the-chong-cam-lanh-ar913898.html

Món Ngon Mỗi Ngày


Phát hiện chồng hay nhắn tin thả thính gái lạ
Trong một lần mượn máy tính xách tay của chồng làm việc, tôi tò mò vào facebook của anh thì phát hiện có nhiều tài khoản lạ kết bạn với chồng tôi, tất cả đều là phụ nữ, rất xinh đẹp, chồng tôi cũng rất nhiệt tình nhắn tin thả thính, thậm chí còn hẹn đi cafe.
Mẹo hay giúp quý ông cai nghiện rượu dễ dàng hơn
Nghiện rượu gây ra ảnh hưởng tới sức khoẻ cá nhân và gây phiền phức cho cộng đồng, bạn có thể áp dụng những mẹo hay dưới đây để giúp quý ông cai nghiện rượu.
Kéo con ra xa khỏi vùng xám nguy hiểm
Làm sao để nhận biết con mình đang trầm cảm? Nếu con cái mình có những triệu chứng trầm cảm (thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống, giấc ngủ, hay muộn phiền, chán nản, hay nói ra những lời u ám, tiêu cực, mất lòng tin vào bản thân…) thì cha mẹ nên làm gì?

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.