Chồng không chịu xây toilet mà bắt ra cánh đồng gần nhà đi vệ sinh, vợ nộp đơn xin ly dị

Tại Ấn Độ, việc đi vệ sinh ở những nơi công cộng vẫn còn khá phổ biến, đặc biệt là tại vùng nông thôn. Tuy nhiên mới đây, một người phụ nữ đã đệ đơn xin ly hôn vì không chịu nổi tình cảnh như này nữa.

Tại Ấn Độ, việc đi vệ sinh ở những nơi công cộng vẫn còn khá phổ biến, đặc biệt là tại vùng nông thôn. Tuy nhiên mới đây, một người phụ nữ đã đệ đơn xin ly hôn vì không chịu nổi tình cảnh như này nữa.

Theo BBC đưa tin, một người phụ nữ Ấn Độ đã nộp đơn xin ra tòa ly hôn và được tòa án chấp thuận. Lý do thì nghe có vẻ hơi buồn cười: vì chồng không chịu xây toilet trong nhà nên vợ không thể chịu được thêm nữa.

Được biết, hai vợ chồng đã cưới nhau được gần 5 năm nhưng chị vợ ngày nào cũng phải ra cánh đồng gần nhà để đi vệ sinh.

Chồng không chịu xây toilet mà bắt ra cánh đồng gần nhà đi vệ sinh, vợ nộp đơn xin ly dị - Ảnh 1.

Một người phụ nữ ly hôn vì anh chồng không chịu xây toilet trong nhà.

Tại Ấn Độ, luật pháp chỉ cho phép ly hôn trong một vài trường hợp nhất định như bạo lực gia đình. Luật sư của người phụ nữ này cho biết tòa án đã ra phán quyết rằng việc ép một người đi vệ sinh lộ thiên là một dạng tra tấn.

Tóa án bang Rajasthan cho biết ông chồng cũng thường bắt vợ mình nhịn cho đến đêm rồi mới đi ra cánh đồng, thay vì xây toilet. Tờ Times of India có trích lời hội đồng xét xử: "Chúng ta đã dành nhiều tiền để mua thuốc lá, rượu, điện thoại di động nhưng lại không chịu bỏ tiền ra xây dựng toilet để bảo vệ nhân phẩm cho các thành viên trong gia đình.

Tại nhiều ngôi làng, phụ nữ phải đợi cho tới hoàng hôn mới dám đi vệ sinh. Đây không chỉ là một hình thức tra tấn mà còn xúc phạm danh dự của phụ nữ".

Việc đi vệ sinh ngoài những cánh đồng vẫn là một điều phổ biến tại vùng nông thôn Ấn Độ. Chính phủ đã đặt ra mục tiêu xây dựng mỗi nhà một toilet đến năm 2019 nhưng kế hoạch này vẫn phải chịu nhiều rào cản.

Sự an toàn và thoải mái của phụ nữ là yếu tố quan trọng trong kế hoạch này. Tuy nhiên, nhiều người vẫn duy trì thói quen này, kể cả khi toilet được xây dựng tại các gia đình. Năm ngoái, UNICEF ước tính rằng khoảng 1/2 dân số Ấn Độ không sử dụng toilet.

Theo Thời Đại


ly dị

toilet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.