Thấy gì qua việc Mỹ bán tên lửa Patriot cho Đài Loan?

Đêm 0601 Nhà Trắng tuyên bố sẽ bán cho ĐàiLoan một gói vũ khí trị giá 1,1 tỉ USD, trong đó riêng phần cứng có 253 quả tênlửa Patriot, 5 tên lửa bắn thử và 20 thiết bị dàn phóng trị giá 965 triệu USD,còn lại là phần mềm điều khiển.

Đêm 06/01/2010 Nhà Trắng tuyên bố sẽ bán choĐài Loan một gói vũ khí trị giá 1,1 tỉ USD, trong đó riêng phần cứng có 253quả tên lửa Patriot, 5 tên lửa bắn thử và 20 thiết bị dàn phóng trị giá 965triệu USD, còn lại là phần mềm điều khiển.

Động thái này đã vấp phải phản đối mạnh mẽ từ phíaTrung Quốc, một câu hỏi đặt ra cho dư luận là quan hệ giữa hai cường quốc này cóthực sự xấu đi như những gì ta đang thấy?

Vụ việc này gợi nhớ lại chuyện cũ rùm beng hồi tháng 10/2008 khi chính quyền cựuTổng thống Bush quyết định sẽ bán cho Đài Loan gói vũ khí trị giá 6,5 tỉ USD.

Trong danh mục vũ khí này, đáng chú ý có một sốchúng loại vũ khí phòng thủ, tấn công tiên tiến, hỏa lực mạnh khiến Bắc Kinh“giãy nảy” như tàu ngầm chạy động cơ diesel, máy bay chiến đấu F16C/D, trựcthăng chiến đấu UH-60 và tên lửa hành trình Patriot. 

Lúc đó quan hệ Trung - Mỹ dường như cận kề bờ vực, Trung Quốc sử dụng mọi khảnăng có thể về chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế gây sức ép mạnh mẽ vớiWashington để ngăn chặn hoạt động này. Quan hệ hai bên tiếp tục diễn biến căngthẳng khi chỉ tính trong nửa đầu năm 2009 đã có 5 vụ va chạm giữa tàu quân sựTrung Quốc với các tàu thám hiểmcủa hải quân Mỹ trên khu vực biển Đông.

Thấy gì qua việc Mỹ bán tên lửa Patriot cho Đài Loan?

Tên lửa Patriot của quân đội Mỹ (Ảnh minh hoạ: Wikipedia)

Bắc Kinh cáo buộc Washington đang cố gắng tìm cáchtiếp cận và khai thác tin tức tình báo về các căn cứ quân sự của nước này trênđảo Hải Nam trong khi Nhà Trắng cho rằng tàu của họ hoàn toàn có quyền đi lại tựdo trên vùng biển quốc tế. Chỉ điểm qua hai sự việc nổi bật này cũng đủ thấy hai“ông lớn” đang cạnh tranh gay gắt như thế nào để tìm kiếm những lợi ích chiếnlược. 

Nhưng liệu quan hệ Trung - Mỹ có tiếp tục diễn biến xấu đi như những ngày đãqua? Sự thực không hoàn toàn như thế, đặc biệt là chuyến thăm của tướng Từ TàiHậu - Phó chủ tịch Quân ủy Trung Quốc tới Mỹ hồi cuối tháng 10 năm ngoái vàchuyến công du Bắc Kinh của ông chủ Nhà Trắng chỉ vài tuần sau đó, trong khi dựkiến tháng 3 tới đây, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sẽ sang thăm Washington. 

Như vậy lý giải thế nào về động thái bán vũ khí cho Đài Loan của Mỹ vừa qua?Đằng sau đó, quan hệ Trung - Mỹ sẽ diễn biến ra sao? Tờ Liên Hợp - Đài Loan chohay, hợp đồng mua bán vũ khí với Mỹ trị giá 6,5 tỉ USD bao gồm nhiều gói hợpđồng nhỏ, gói tên lửa Patriot III và phụ kiện lần này chỉ là một phần trong đó. 

Theo “Luật quan hệ với Đài Loan” do Quốc hội Mỹ ban hành năm 1979 khi nước nàyquay sang công nhận Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa thay vì Trung Hoa dân quốc(chính quyền Tưởng Giới Thạch đã chạy sang đảo Đài Loan năm 1949), Washington sẽcung cấp cho đảo này những “vũ khí mang tính phòng vệ”. Đài Loan chính là conbài chiến lược mà Mỹ sử dụng để kiềm chế Trung Quốc ở Đông Á.

Tuy nhiên, ở đời không ai nắm tay từ sáng đến tối.Khi Trung Quốc “trỗi dậy” với mức tăng trưởng kinh tế luôn duy trì trong khoảng8 - 9% năm trong suốt một thời gian dài cùng với việc Mỹ ngày càng sa lầy trongcuộc chiến chống khủng bố khiến hai cường quốc này không thể không ngồi lại.

Washington cần sự tham gia nhiều hơn của Bắc Kinhvào các hoạt động quốc tế như chống khủng bố, chống biến đổi khí hậu, khắc phụckhủng hoảng kinh tế, chống cướp biển, hạt nhân Iran cho tới vấn đề Bắc TriềuTiên. Trung Nam Hải lúc này lại đang thực sự khao khát một vị trí trong làngsiêu cường quốc tế, được Nhà Trắng thừa nhận và tôn trọng.

Thấy gì qua việc Mỹ bán tên lửa Patriot cho Đài Loan?

Rada và tên lửa Patriot tại một căn cứ của quân đội Nhật Bản

Chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Bắc Kinh trungtuần tháng 11 năm ngoái diễn ra cứ diễn ra, tranh chấp thương mại song phươngbốc lửa cứ tiếp tục bốc lửa, dường như không có vấn đề gì ảnh hưởng hoặc gây rasự quan ngại? Phải chăng đó chính là bản chất vừa hợp tác, vừa tranh giành lẫnnhau giữa hai cường quốc trong suốt những năm qua.

Một tháng trước đó, tướng Từ Tài Hậu được đón tiếp “nồng nhiệt chưa từng có” ởWashington mặc dù một trong những nhiệm vụ chính của chuyến đi này theo dư luậnbáo giới chính là ép Mỹ từ bỏ ý định bán vũ khí cho Đài Loan. 

Chuyến đi này đã thành công tốt đẹp, vậy mà chỉ hơn 2 tháng sau đó Mỹ quyết địnhbán cho Đài Loan 253 quả tên lửa Patriot III, có phải Mỹ đang “lật mặt” vớinhững gì đã “hứa” với Bắc Kinh?

Trong khi giới học giả, dư luận Đại lục ra sức chỉ trích quyết định trên của NhàTrắng thì cũng có những tiếng nói khẳng định, Mỹ làm vậy cũng đã là “nể mặt BắcKinh” rồi, chí ít thì áp lực của Trung Quốc đối với Mỹ cũng phát huy hiệu quả. 

Theo tướng Từ Quang Dụ thuộc Học viện Quốc phòng Trung Quốc, nhìn vào gói vũ khíMỹ tuyên bố bán cho Đài Loan chỉ có tên lửa Patriot III, “mặt hàng” ít nhạy cảmnhất nếu so với tàu ngầm, máy bay F16C/D mà trước đó Lầu Năm Góc đã rêu rao sẽbán cho Đài Loan. 

Điều đó khiến người khác không thể không đặt câu hỏi, vậy trong chuyến thăm Mỹtrước đó không lâu của tướng Hậu, Bắc Kinh thấy chưa đủ lực ép Mỹ phải từ bỏ nênthỏa thuận hạn chế số lượng, chủng loại vũ khí Mỹ “được phép” bán cho Đài Loan?Phải chăng người Trung Quốc đã vẽ ra một vạch cấm mà khi Mỹ dám vượt qua thì“đừng trách” Trung Quốc?

Trước thông tin này, một quan chức thuộc Quốc dân đảng, đảng cầm quyền trên đảoĐài Loan hiện nay cho hay, hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan của Mỹ chính là tiêuchí cao nhất đánh giá vị trí, vai trò của Đài Loan trên bàn cờ chiến lược của Mỹở Đông Á.

Thấy gì qua việc Mỹ bán tên lửa Patriot cho Đài Loan?

Gói vũ khí vừa rồi Washington chấp nhận chưa nói lênđiều gì, bởi nó quá nhỏ bé so với những gì mà Đài Loan mong muốn Mỹ cung cấp.Hơn nữa, chỉ 2 tháng nữa là Chủ tịch Hồ Cẩm Đào thăm Mỹ nên phản ứng ngoại giaovừa rồi của Bắc Kinh là “phù hợp” và “dễ hiểu” chứ không có gì bất ngờ.

Một động thái, một sự việc nhưng nói lên nhiều điều.Có thể rồi đây quan hệ Trung - Mỹ sẽ còn trồi sụt, phập phù, vừa bắt tay, vừa đáhậu nhưng một điều chắc chắn rằng trong bối cảnh toàn cầu hóa và khủng hoảngkinh tế quốc tế hiện nay, Mỹ không thể không cần tới Trung Quốc trong khi BắcKinh muốn gia nhập câu lạc bộ “ông lớn” không thể không có sự “chấp nhận” củaMỹ. 

Thời gian tới, rất có thể những màn phản pháo ngoạn mục giữa hai cường quốc nàysẽ còn tiếp tục và ẩn chứa không ít những bất ngờ, một bất ngờ có thể dự báotrước.

Trung Quốc phản đối Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan

Hãng thông tấn đảo Đài Loan CNA ngày  07/01/2010 đưa tin, đêm 06/01 Nhà trắng tuyên bố bán cho giới cầm quyền đảo Đài Loan tên lửa Patriot MIM 104 theo một gói hợp đồng mua bán vũ khí trị giá 6,5 triệu USD khiến quan hệ Trung - Mỹ trở nên căng thẳng hồi đầu năm ngoái.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Khương Du đã lên tiếng cực lực phản đối động thái này của Washington và cho rằng việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ Trung - Mỹ, vi phạm các hiệp định, công báo đã kí kết giữa hai bên và gây tổn hại đến lợi ích, an ninh của Trung Quốc, hòa bình hai bờ eo biển Đài Loan, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Bắc Kinh. Một lần nữa Trung Quốc nhắc lại, Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc.

Theo Bình Nguyên
Thấy gì qua việc Mỹ bán tên lửa Patriot cho Đài Loan?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.