Về thực lực hạt nhân của quân đội Mỹ

“Báo cáo nghiên cứu tình hình hạt nhân năm 2009” cho biết, quân Mỹ hiện có 14 tàu ngầm hạt nhân (TNHN) mang tên lửa đạn đạo (TLĐĐ) tuần tra tại vùng biển Thái Bình Dương. Lực lượng TNHN này tổng cộng mang 1.728 đầu đạn hạt nhân...

Một báo cáo “nặng ký”

Đầu năm 2009, giới báo chí chính thống Mỹ: New York Times, Thông tấn liên bang, Truyền hình CNN, Mỹ và Thông tấn Hàn Quốc... đã tiết lộ một số tin tức về “Báo cáo nghiên cứu tình hình hạt nhân năm 2009” của Viện Nghiên cứu Trung tâm tiến bộ Mỹ (CAP). Được biết, CAP là một trong những tổ chức đóng vai trò tham mưu cho tiến trình vận động tranh cử của ông Barack Obama.

“Báo cáo nghiên cứu tình hình hạt nhân” dài 36 trang, trong đó có đề cập thực lực hạt nhân mới nhất của Mỹ: Tổng số hiện có 10.000 đầu đạn hạt nhân các loại, trong đó 5.400 đầu đạn ở trạng thái “giữ trong kho”, 4.074 đầu đạn ở trạng thái “trực ban tác chiến”, còn lại ở trạng thái “chuẩn bị dùng”. Số đầu đạn hạt nhân ở trạng thái trực ban tác chiến phân bố như sau: 3.574 đầu đạn thuộc lực lượng hạt nhân chiến lược, 500 đầu đạn thuộc vũ khí hạt nhân (VKHN) chiến thuật.

Giới phân tích nhận định: “Báo cáo nghiên cứu tình thế hạt nhân năm 2009” của CAP sẽ là cơ sở để chính phủ của ông Obama tạo ra lực lượng hạt nhân mới cho quân đội Mỹ.

14 tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo

“Báo cáo” đã tiết lộ, tổ chức hợp thành mới nhất và tình hình chuẩn bị chiến tranh của lực lượng hạt nhân Mỹ:

Quân Mỹ hiện có 14 TNHN mang TLĐĐ mang theo tổng cộng 1.728 đầu đạn hạt nhân, chiếm 40% tổng số đầu đạn hạt nhân của quân Mỹ hiện nay. Tiết lộ còn khiến người ta chú ý là, mục tiêu của TNHN mang TLĐĐ Mỹ tuần tra Thái Bình Dương là nhằm vào Nga, Trung Quốc và Triều Tiên.

Máy bay ném bom hạng nặng đường dài là một bộ phận hợp thành quan trọng của lực lượng hạt nhân Mỹ. Máy bay B-2 và B-52 hiện đang “tại ngũ” vừa có thể thực hiện nhiệm vụ tiến công hạt nhân, vừa có thể tác chiến thông thường.

Quân Mỹ hiện có 16 máy bay B-2 và 56 máy bay B-52. Hai loại máy bay ném bom hạng nặng này có thể mang theo 3 loại VKHN, trong đó một bộ phận VKHN có uy lực tương đương với 80 lần bom nguyên tử ném xuống Hirosima. Tổng số đầu đạn hạt nhân mà các máy bay ném bom chiến lược đồng thời có thể mang được khoảng 1.000 đầu đạn.

Điều ít người biết đến là, quân Mỹ còn trang bị lượng lớn VKHN chiến thuật; do hiện nay Công ước quốc tế vẫn chưa cấm sử dụng VKHN chiến thuật, nên quân Mỹ hiện đang bảo lưu 1.290 VKHN mang tính phi chiến lược, trong đó có 500 đầu đạn ở vào trạng thái trực ban chiến đấu, 790 đầu đạn khác ở vào trạng thái “giữ trong kho” .

Giới phân tích nhấn mạnh rằng, với báo cáo tương đối tỉ mỉ của CAP, tạo cơ hội cho chính phủ của ông Obama đánh giá được đầy đủ và có sách lược phù hợp tạo ra “lực lượng hạt nhân mới” của quân đội Mỹ.

Theo Nguyễn Mau



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.