Đẻ mổ ngày càng được nhiều bà mẹ lựa chọn do chủ động trong ca sinh, rút ngắn thời gian sinh nở và giảm bớt đau đớn khi sinh con. Theo thống kê, nếu như cách đây 20-30 năm, tỷ lệ số ca sinh mổ chỉ chiếm khoảng 10-15% thì ngày nay, tỷ lệ này đã tăng lên 25-30%, thậm chí ở một số quốc gia con số này đã lên tới trên 50%.
Dưới đây là những vụ việc thai nhi bị bác sĩ mổ đẻ trúng người vô cùng đáng tiếc đã từng xảy ra:
Em bé bị bác sĩ mổ đẻ trúng đầu
Vụ việc em bé bị bác sĩ mổ đẻ trúng đầu xảy ra vào ngày 5/6 vừa qua tại bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Theo báo cáo của bệnh viện, sản phụ Trần Thị Thanh Lan, 29 tuổi ở xã Trạm Hành, thành phố Đà Lạt, bị vỡ ối non, hết ối nên đầu thai nhi gần sát với đầu tử cung, khi bác sĩ dùng kéo để tách cơ tử cung, mũi kéo tiếp xúc với da đầu thai nhi gây nên vết thương dài 2cm trên tai, độ sâu 0,5mm, có rướm máu, không mất máu.
Vụ việc em bé bị bác sĩ mổ đẻ trúng đầu xảy ra vào ngày 5/6 vừa qua tại bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Cũng theo báo cáo của bệnh viện, sau khi xảy ra sự cố mổ trúng đầu con anh Hồ Tiến Phúc – chồng sản phụ - bác sĩ Nguyễn Hải Lê, người trực tiếp mổ đẻ cho sản phụ, đã trực tiếp thông báo cho sản phụ Trần Thị Thanh Lan và giải thích về vết thương trên. 20 ngày sau ca mổ, sức khỏe của em bé hiện đã có tiến triển tốt nhưng vẫn đang được các bác sĩ theo dõi sát diễn biến sức khỏe.
Dù vậy, theo phía gia đình sản phụ Trần Thị Thanh Lan, việc Ban giám đốc nói, sau khi vụ việc xảy ra bác sĩ Lê đã trực tiếp giải thích cho sản phụ là không trung thực, cố tình bao che, dung túng cho sai sót của bác sĩ Lê. Theo anh Phúc, bác sĩ Lê không thông báo vụ việc cho gia đình mà lấy mũ đội lên đầu trẻ sơ sinh, rồi đưa vào nuôi dưỡng trong lồng ấp, cố tình giấu không để người nhà biết. Sau 4 ngày kể từ khi con tôi được sinh mổ xong chuyển từ Khoa Sản sang Khoa Nhi, gia đình mới phát hiện có vết chỉ may trên đầu bé và một cục bướu gần đỉnh đầu. Tại đây, gia đình anh Phúc đã yêu cầu bệnh viện giải thích nguyên nhân tại sao có viết thương trên đầu con gái. Tuy nhiên, lời giải thích của bác sĩ chưa thỏa đáng làm cho gia đình bức xúc.
Bé sơ sinh bị dụng cụ phẫu thuật rơi rách trán
Một vết sẹo dài kéo từ lông mày đến chân tóc của bé Matthew Watson sẽ đi theo bé suốt cuộc đời và đây là vết thương để lại do các bác sĩ đã sơ suất trong quá trình sinh mổ bé chào đời vào năm 2009.
Y tá làm rơi dụng cụ phẫu thuật vào trán em bé.
Sau khi sự việc xảy ra, các bác sĩ đã đến xin lỗi, thậm chí người gây ra vụ việc còn khóc vì hối hận, tuy nhiên vết sẹo trên trán Matthew thì không bao giờ biến mất.
Bé sơ sinh bị rạch đúng vào má khi đẻ mổ
Một câu chuyện được chia sẻ trên BabyCenter năm 2009 cũng về những rủi ro mà trẻ sơ sinh phải chịu do đẻ mổ. Theo đó, bà mẹ này cho biết chị đã cô cũng bức xúc và thất vọng khi nhìn thấy khuôn mặt con với một vết thương dài trên má sau 9 tháng mong chờ.
Em bé bị rạch trúng má khi mổ đẻ.
Vết thương kéo dài gần hết một bên má khiến sản phụ vô cùng xót xa mặc dù đã nhận được lời xin lỗi từ phía bệnh viện. Dù vậy chị cho biết không thể vì một sơ suất nhỏ mà con chị phải chịu đựng vết sẹo cả đời.
Hình ảnh bé Jeremy (ở Canada) với vết thương trên đầu gần trán do dao mổ đẻ gây ra.
Một em bé khác ở Mpumalanga, Nam Phi cũng được cho là bị thương trong quá trình đẻ mổ đón bé chào đời.
Theo Khám Phá