Bóng đá Việt: Làm sao thua mà dân vẫn tin?

Thua thắng trong bóng đá là chuyện xưa như trái đất, nhưng việc mổ xẻ, phân tích sau mỗi giải đấu lại luôn xuất hiện nhiều điều mới mẻ, đáng quan tâm. Bóng đá Việt có lịch sử không đến nỗi nào so với người Tàu, người Nhật cũng như trong khu vực. Tiếc thay khi hội nhập trở lại, chúng ta giờ lại phải mang sách, đưa thầy đi học người Nhật (đã và đang ganh đua sòng phẳng với thế giới cả nam lẫn nữ), thậm chí thua cả người Thái, người Mã ….

 Thua thắng trong bóng đá là chuyện xưa như trái đất, nhưng việc mổ xẻ, phân tích sau mỗi giải đấu lại luôn xuất hiện nhiều điều mới mẻ, đáng quan tâm. Bóng đá Việt có lịch sử không đến nỗi nào so với người Tàu, người Nhật cũng như trong khu vực. Tiếc thay khi hội nhập trở lại, chúng ta giờ lại phải mang sách, đưa thầy đi học người Nhật (đã và đang ganh đua sòng phẳng với thế giới cả nam lẫn nữ), thậm chí thua cả người Thái, người Mã ….

Chỉ nhìn ở trong nước cũng thấy một biểu đồ đi xuống đáng buồn của bóng đá Việt. Đó là 2 trung tâm bóng đá mạnh nhất nước là Hà Nội và TP. HCM không còn đội bóng “ruột” của mình. Tượng đài Thể Công lừng lững giờ chỉ còn là vang bóng một thời.

Một câu hỏi đặt ra, tại sao trong quá trình gọi là lên chuyên, gặp nhiều tai tiếng, sự cố làm mất lòng tin đối với các nhà lãnh đạo, quản lý và người hâm mộ, tại sao các địa phương nghèo lại duy trì được đội bóng, trong khi nhiều nơi giàu có khác lại bỏ mặc cho các doanh nghiệp tự lo liệu? Ngày xưa người viết đến sân Hàng Đẫy cố gắng lắm mới mua được một vé ngồi sau gôn, nay thì muốn…nằm xem cũng không vướng vít gì?


Bóng đá Việt Nam đang đánh mất niềm tin của người hâm mộ


Tại sao các vị trí quan trọng của bóng đá đều do những người tài năng cả trên sân cỏ lẫn trong cuộc sống đảm trách, cả cấp liên đoàn đến các tỉnh thành, các đội bóng…vậy mà bóng đá vẫn yếu kém, tụt hậu. Giải VĐQG diễn ra thưa vắng khán giả nhưng luôn dày đặc sự cố. ĐTQG gọi hết thầy ngoại đến thầy nội vẫn cứ trầy trật, lộn xộn.

Và điều quan trọng nhất, LĐBĐ VN kém đến nỗi để người ta…cướp diễn đàn, thay cả cung cách điều hành! Hãy xem uy thế của các liên đoàn trong điều hành bóng đá thì biết. Một lời nói, một cử chỉ thiếu văn hóa, một hành vi phi thể thao của bất cứ ai đều phải chịu sự điều chỉnh bởi luật lệ của tổ chức này. Điều này chả lẽ các vị vốn thuộc từng milimet cỏ các sân vận động không biết tới?

Tất nhiên làm bóng đá thành công là câu chuyện khó và dài hơi. Bóng đá Việt không có ông chủ nhiều tiền để 7 năm thay 7 HLV và “không mua được bằng tiền thì mua nhiều tiền”. Tuy chưa có đến 2 giải đấu do bất phục nhau như Inđô nhưng việc ra đời VPF thực chất là do VFF quá “hiền lành” trong thời buổi nhiễu nhương mà ra.

Kỳ lạ nhất là làm bóng đá mà người ta không cần khán giả, hoặc chỉ cần số khán giả được trả tiền để đi cổ vũ là xong. Có nơi hiểu điều này nên bày ra một số chiêu trò để kéo khán giả nhưng thử hỏi mưa mây như thế thì thấm sao được vào đất khô?

Thành tích của ĐTVN ở AFF Cup vừa qua là hậu quả của một loạt những vấn đề của bóng đá nước nhà trong thời gian qua


Và nếu cứ hòa liên tù tỳ như SLNA mùa này, hoặc trận gặp đội yếu thì thua, đội mạnh lại thắng giòn giã thì đó chẳng qua là cách xua đuổi khán giả về xem tivi hoặc đi uống bia mà thôi. Hoặc khán giả cuồng nhiệt, thậm chí có lúc quá khích như Hải Phòng là một nguồn lực quý giá nhưng cách điều hành đội bóng be bét như vừa rồi cũng khiến cho ai nấy đều ngao ngán, ngán ngao.

Chắc chắn có nhiều cách để “vực” dậy nền bóng đá yếu kém này và đó là công việc của nhiều người, nhiều nơi. Lại nhớ một lời khuyên chân tình trong lúc khó khăn chảy máu nhân tài lương thưởng thua kém, như những lời đễ thuộc dễ làm “Đá thắng cho dân vui – Đá trung thực cho dân tin – Đá đẹp cho dân sướng”.

Nhưng khi người Brazil vẫn cứ thua trận thì việc ĐTVN thua ở vùng trũng cũng lại xưa như trái đất vậy. Vấn đề đặt ra là phải làm sao đá đẹp, đá trung thực để khi thua thì dân vẫn vui, vẫn tin, vẫn sướng?

Hãy bắt đầu từ đó và tập trung vào đó mà bàn, mà làm chăng, sau một thất bại, sau những lần hy vọng rồi thất vọng tràn trề?
Theo Vietnamnet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.