Ngay cả Ánh Viên cũng không có thưởng tết

Ba của Ánh Viên chia sẻ, cô gái vàng của Thể thao Việt Nam chưa bao giờ biết đến chuyện thưởng tết là gì trong nhiều năm qua. Thế nên, tình cảnh của các VĐV thể thao khác cũng chẳng khá khẩm hơn là bao.

Ba của Ánh Viên chia sẻ, cô gái vàng của Thể thao Việt Nam chưa bao giờ biết đến chuyện thưởng tết là gì trong nhiều năm qua. Thế nên, tình cảnh của các VĐV thể thao khác cũng chẳng khá khẩm hơn là bao.

Không dám mơ đến thưởng tết

Với nhiều người lao động phải đi làm ăn xa, tết được coi là dịp để đoàn tụ và sum họp gia đình. Họ cũng rất trông chờ vào những khoản thưởng cuối năm để có thể chuẩn bị được một cái tết sung túc bên gia đình của mình sau 1 năm lao động vất vả.

Đặc thù của các VĐV thể thao luôn phải thi đấu xa nhà quanh năm, suốt tháng, thế nên hơn ai hết họ rất cần một cái tết để sum họp bên gia đình của mình. Thế nhưng, đa phần các VĐV thể thao đỉnh cao đều phải chấp nhận hoàn cảnh phải xa gia đình khi các giải đấu được diễn ra cận kề vào thời gian này hoặc đang trong quá trình tập huấn ở nước ngoài.

Ngay cả Ánh Viên cũng không có thưởng tết - Ảnh 1.

Ánh Viên cũng không có thưởng tết

Nhiều VĐV chỉ có thể ăn tết cùng gia đình một vài ngày rồi phải vội vã lên đường làm nhiệm vụ. Nhưng khi nhắc đến chuyện thưởng tết, các VĐV thể thao chỉ cười trừ vì gần như chẳng năm nào họ có. "Chúng tôi chỉ trông cậy vào tiền thưởng từ việc giành huy chương ở SEA Games hoặc Asiad, chứ nếu không thì...", một VĐV chia sẻ.

Với những môn không phải môn Olympic hẩm hiu hơn, khi nếu môn thi đấu của họ không được tổ chức tại SEA Games hoặc Asiad, thì đó là cái tết buồn. Độc cô cầu bại Muay Việt Nam - Nguyễn Trần Duy Nhất cho biết: "Năm nay không được tham gia SEA Games, thế nên coi như chẳng biết đến thưởng là gì, tôi phải xoay bằng nguồn khác mới có tiền để ăn tết."

Những môn không phải Olympic như vậy thì đã đành, ngay cả cô gái vàng của TTVN - Nguyễn Thị Ánh Viên cũng chưa bao giờ biết đến thưởng tết. Ba Ánh Viên chia sẻ: "Bao năm qua, gia đình mới chỉ nhận được tiền thưởng của tổng cục từ những tấm HCV SEA Games chứ không bao giờ nghe nói gì đến chuyện thưởng tết. Hồi vừa rồi tôi cũng nghe báo đài nói chuyện nhà tài trợ này nọ thưởng tivi, xe máy... nhưng đến bây giờ cũng chẳng thấy đâu cả."

Theo ý kiến của tổng cục TDTT thì tổng cục và các ngành thể thao không có quỹ để thưởng tết cho các VĐV, thế nên chuyện những VĐV trẻ như Nguyễn Thị Thanh Thùy môn Taekwondo không có tiền về quê ăn tết không phải trường hợp quá xa lạ.

Không có thưởng chỉ có lì xì

Trong thể thao thì các cầu thủ bóng đá có nguồn thu nhập cao nhất. Tuy nhiên, ngay cả trong ngân sách của CLB cũng không có khoản thưởng tết cho các cầu thủ. Theo lý giải của lãnh đạo các CLB thì trong một năm quỹ thưởng của CLB chính là từ những trận thắng ở V.League, quỹ thưởng này lên đến hàng tỷ đồng đã được giải ngân, thế nên không có chuyện thưởng tết.

Ngay cả Ánh Viên cũng không có thưởng tết - Ảnh 2.

Các cầu thủ Bình Dương nhận được 1 triệu đồng lì xì vào đầu năm mới.

Còn mức lương thực nhận của các cầu thủ thực nhận mỗi người hàng chục triệu đồng, nếu đội bóng trả theo lương tháng 13 thì họ cũng không đủ ngân sách để trả. Đó là lý do, nhiều đội bóng như Cần Thơ, Đồng Tháp... chọn giải pháp tặng quà bằng hiện vật cho các cầu thủ và sẽ lì xì khoản tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng vào ngày hội quân đầu năm.

Đến ngay cả CLB B.Bình Dương vốn được coi là đội bóng có tiềm lực tài chính lớn mạnh cũng chỉ có khoản thưởng tết cho các cầu thủ là 5 triệu đồng. Đến ngày mùng 4 tết khi đội hội quân, mỗi cầu thủ cũng sẽ nhận được thêm 1 triệu đồng tiền lì xì năm mới.

Nhưng dẫu sao thì với khoản thu nhập khá lớn trong cả năm, tiền thưởng tết không phải là vấn đề đáng bận tâm của giới cầu thủ. Điều họ mong chờ nhất trong dịp năm mới là CLB sẽ cho nghỉ bao nhiêu ngày để được ăn cái tết sum vầy bên gia đình, người thân.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.