"Bóng đá Việt nên tạm thời nói không với ngoại binh"

Theo ông Nguyễn Hồng Thanh thì “Bóng đá tồn tại và phát triển được vì nó gắn liền với xã hội. Đặc biệt, khi chiến lược xã hội hóa bóng đá đã có sức lan tỏa sâu rộng trong đời sống thì môn thể thao Vua càng phải đồng hành với nền kinh tế xã hội. Vì vậy, một khi ‘sức khỏe’ của nền kinh tế có vấn đề thì bóng đá cần phải điều chỉnh sao phù hợp. Xét cho cùng, bóng đá không thể là một ốc đảo vô cảm trước những biến động của xã hội”.

Theo ông Nguyễn Hồng Thanh thì “Bóng đá tồn tại và phát triển được vì nó gắn liền với xã hội. Đặc biệt, khi chiến lược xã hội hóa bóng đá đã có sức lan tỏa sâu rộng trong đời sống thì môn thể thao Vua càng phải đồng hành với nền kinh tế xã hội. Vì vậy, một khi ‘sức khỏe’ của nền kinh tế có vấn đề thì bóng đá cần phải điều chỉnh sao phù hợp. Xét cho cùng, bóng đá không thể là một ốc đảo vô cảm trước những biến động của xã hội”.

Ông Nguyễn Hồng Thanh - Ảnh: Minh Tuấn

“KHÓ KHĂN KHÔNG TRÁNH MỘT AI”

Theo chuyên gia bóng đá Nguyễn Hồng Thanh, nền kinh tế có nhiều khó khăn đã tác động rất nhiều đến các đội bóng Việt Nam. Ngay cả những đội bóng được coi là giàu có nhất Việt Nam cũng gặp khó khăn về tài chính. Ông Thanh cho biết: “Bầu Trường bao năm nay vững vàng là thế, nhưng giờ thì V.NB vẫn phải nợ lương cầu thủ. Tôi nghĩ anh Trường đang phải dồn tâm sức cho những lĩnh vực khác quan trọng hơn đội bóng. Rồi đến N.SG, SG.XT nữa. Đến giờ, chưa ai biết diện mạo của họ trong mùa giải tới sẽ thế nào? Đặc biệt, đội bóng của bầu Kiên vẫn chưa có câu trả lời chính thức rằng, họ sẽ tồn tại hay không?”.

CLB Hà Nội là một trong những CLB đang khó khăn và chưa biết đi đâu về đâu

“Khủng hoảng kinh tế đang tấn công bóng đá Việt Nam. Không chỉ các đội bóng nghèo mà ngay cả các đại gia cũng chịu ảnh hưởng đáng kể. Đó là thực tế và dù không muốn chúng ta vẫn phải chấp nhận. Tôi nghĩ rằng, giờ là lúc những người làm bóng đá cần phải ngồi lại với nhau, nói thật về những gì đang xảy ra với mình để có hướng giải quyết. Những quyết sách được đưa ra phải thực tế, gần gũi và phản ánh được nguyện vọng của các đội bóng trong thời điểm hiện tại. Tôi đề nghị các đội bóng phải cùng nhau tìm kiếm sự đồng thuận trong phát triển bóng đá. Ai có thể chơi bóng đá tiếp, ai không! Cần phải nói rõ để các cơ quan quản lý có giải pháp kịp thời. Nếu đến mùa giải mà chỉ còn vài đội bóng đủ lực tham dự thì quá buồn. Chúng ta phải nghĩ đến sự nghiệp chung chứ không thể nói thích thì chơi, không thích thì nghỉ một cách vô cảm được. Vì thế, ngay lúc này, điều cốt lõi là bóng đá Việt Nam cần thống nhất về đường hướng, chính sách để có thể hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế”, ông Thanh chia sẻ.

“HÃY TẠM BỎ NGOẠI BINH”

Với quan niệm, bóng đá phải gắn liền với những vận động của nền kinh tế xã hội, ông Nguyễn Hồng Thanh khẳng định: “Cần phải có sự điều chỉnh về chính sách để bóng đá không xa rời thực tế. Và quan trọng nhất là bóng đá phải thể hiện trách nhiệm với nền kinh tế xã hội”.

Ông Nguyễn Hồng Thanh nhấn mạnh: “Chắc chắn tôi sẽ có những ý kiến tại Hội nghị tổng kết giải và Đại hội thường niên VFF. Đây là những ý kiến cá nhân và tôi rất muốn các đội bóng khác có sự phản biện. Nếu số đông không tán thành ý kiến đó, thì tôi sẽ vui vẻ chấp thuận và làm theo nghị quyết chung. Nhưng, dù thế nào thì tôi cũng nêu quan điểm rằng, bóng đá chuyên nghiệp là doanh nghiệp. Mà đã là doanh nghiệp thì phải vận hành theo quy luật của thị trường. Trong bối cảnh hiện tại, các doanh nghiệp đang rất khó khăn, cắt giảm chi tiêu một đồng cũng tốt. Vì thế, bóng đá phải có trách nhiệm san sẻ gánh nặng tài chính với doanh nhiệp chủ quản, với nền kinh tế xã hội. Bởi nói một cách thẳng thắn, dù tiếng là doanh nghiệp, nhưng bóng đá của ta vẫn chưa tự nuôi sống mình bằng các hoạt động liên quan đến đá bóng”.

Và một trong những ý kiến mà ông Thanh rất tâm đắc đó là việc: “Bóng đá Việt Nam tạm thời không nên sử dụng ngoại binh”. Ông Thanh lý giải cho luận điểm này như sau: “SLNA được đánh giá là rất thành công trong việc tuyển chọn và sử dụng ngoại binh. Chi phí lương, lót tay mà chúng tôi bỏ ra không lớn nếu so với các CLB khác. Thế nhưng, xin nhấn mạnh rằng, cái gọi là ‘không lớn’ đó lại chiếm một phần rất lớn trong ngân sách hoạt động của đội bóng. Bây giờ, một đội bóng chi từ một chục, đến vài chục tỷ đồng cho ngoại binh là điều hết sức bình thường. Cả nước có 28 đội bóng, thử hỏi, một năm, có biết bao nhiêu ngoại tệ chảy ra nước ngoài? Quy đổi ra tiền Việt thì con số đó lên đến hàng trăm tỷ đồng. Trong bối cảnh khó khăn hiện tại, khoản tiền đó nên được dùng để tái đầu tư để thúc đẩy sản xuất kinh doanh hòng tìm kiếm lợi nhuận và sau đó đầu tư vào bóng đá. Trách nhiệm của bóng đá đối với nền kinh tế xã hội chính là thể hiện ở điều này”.

“ĐỪNG SỢ V-LEAGUE KHÔNG HẤP DẪN”

Đã có những ý kiến không tán thành quan điểm mà ông Nguyễn Hồng Thanh nêu ra. Người ta lập luận: “Không sử dụng ngoại binh chính là đi ngược lại xu thế bóng đá chuyên nghiệp. Hơn thế nữa, điều này sẽ khiến V-League mất đi sự hấp dẫn, bởi đẳng cấp của ngoại binh luôn được đánh giá cao hơn các cầu thủ nội”.

Về điều này, ông Thanh cho biết: “Với tư cách một nhà quản lý, đương nhiên tôi muốn có những cầu thủ tốt nhất để sử dụng và giành thành tích. Nhưng như đã nói, việc sử dụng ngoại binh đang tạo ra gánh nặng rất lớn về tài chính cho các đội bóng. Trong bối cảnh các doanh nghiệp bóng đá vẫn còn chuyên nghiệp rất ‘nửa vời’ thì cũng cần tạm dừng việc sử dụng ngoại binh. Bây giờ, ưu tiên hàng đầu của các đội bóng là tồn tại qua giai đoạn khó khăn để chờ đợi sự phục hồi trong tương lai”.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Hồng Thanh còn đưa thêm những lập luận để bảo vệ quan điểm tạm dừng sử dụng ngoại binh của mình: “Điều tôi muốn nói ở đây là tạm dừng chứ không phải cấm hẳn. Bao giờ ‘sức khỏe’ nền kinh tế được cải thiện thì chúng ta lại mở cửa với ngoại binh. Có thể, không có ngoại binh sẽ khiến V-League giảm đi sự sôi động, nhưng mọi vấn đề đều có hai mặt của nó. Thứ nhất, tạm dừng sử dụng ngoại binh sẽ giúp các cầu thủ nội, đặc biệt là nhân tố trẻ có đất để thể hiện tài năng. Thứ hai, lâu nay chúng ta hay than phiền là sự thực dụng của các đội bóng khiến ĐTQG, ĐT U23 lâm vào tình trạng thiếu tiền đạo giỏi. Điều này sẽ được cải thiện khi các tiền đạo nội thường xuyên được ra sân. Thêm nữa, khi các đội bóng không thể trông chờ vào ngoại binh thì họ sẽ phải chú trọng đến hệ thống đào tạo trẻ. Suốt một thời gian dài, nhiều đội bóng đã bỏ quên công tác đào tạo trẻ mà chỉ tung tiền vào thị trường chuyển nhượng để có được được thành tích ngay tức thì”.
Theo Bongdaplus


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.